Tin mới

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và những quyết định gây “sốc”

Thứ ba, 21/04/2015, 09:43 (GMT+7)

Không chỉ được biết đến là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, tỷ phú đô la đầu tiên được tạp chi Forbes  vinh danh . Tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn được biết đến với những thương vụ gây “sốc” khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Không chỉ được biết đến là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, tỷ phú đô la đầu tiên được tạp chi Forbes  vinh danh . Tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn được biết đến với những thương vụ gây “sốc” khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Đề xuất mua lại 3 nhà ga đường sắt lớn nhất Việt Nam

Mới đây, Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất Bộ GTVT mong muốn mua lại 3 nhà ga đường sắt lớn nhất Việt Nam, gồm: ga Hà Nội, ga Sài Gòn và ga Đà Nẵng. Bộ này cho biết sẽ có những nghiên cứu về đề xuất của Vingroup để phát huy hiệu quả kinh tế.

Ga Hà Nội là một trong những nhà ga lớn nhất Việt Nam

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đưa ra tại cuộc hộp về xã hội hóa các dự án đường sắt sáng nay 20/4.

“Đà Nẵng đã có quy hoạch và phương án di dời ra khỏi trung tâm của thành phố du lịch này, nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng hạ tầng trên nhà ga cũ là hợp lí và hài hòa. Đối với ga Hà Nội và ga Sài Gòn, cũng cần có những nghiên cứu cụ thể để hiện đại hóa nhà ga mà Nhà nước không phải bỏ tiền” - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay.

Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị có liên quan nghiên cứu lộ trình nhượng quyền khai thác các nhà ga, trong đó cần lưu ý đến việc công khai minh bạch để thu hút thêm các nhà đầu tư và tiến hành đấu thầu chọn nhà đầu tư có đủ tiềm lực nhượng quyền.

Chi gần 1.500 tỷ đồng mua gần 90% cổ phần của CTCP Triển lãm Giảng Võ

Ngày 20/3/2015, VEFAC đã tổ chức phiên đấu giá 16,25 triệu cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nhưng chỉ bán được 620.500 cổ phần với giá mua bình quân 10.058 đồng. Vingroup đã cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán hết trong đợt đấu giá.

Theo phương án cổ phần hóa ban đầu, VEFAC có vốn điều lệ dự kiến 1.666 tỷ đồng. Trong đó, nhà nước sở hữu 10% cổ phần, bán đấu giá 9,8% cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược 80% cổ phần.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa chi gần 1500 tỷ để mua gần 90% cổ phần Triển lãm Giảng Võ.

Tuy nhiên, với số cổ phần nắm giữ lên tới 89,42% cùng với số lượng cổ phiếu do cổ đông nhà nước nắm giữ là 10% thì tổng số cổ phần do hai nhà đầu tư này đã chiếm tới 99,42%. Như vậy, lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài còn 0,58%.

Theo thông tin được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, việc cổ phần hóa VEFAC có 3 dự án thành phần gắn liền với nhau: Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia trên trục Nhật Tân - Nội Bài (Dự án Nhật Tân - Nội Bài), Dự án Giảng Võ và Dự án Mễ Trì.

Trong đó, dự án Nhật Tân - Nội Bài sẽ là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, thay thế cho Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam hiện tại. Công trình này được xác định là nơi đăng cai tổ chức các sự kiện lớn mang tính chất quốc gia nên kinh phí đầu tư rất lớn, trị giá xây dựng sơ bộ ít nhất lên đến 4.000 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu hỗ trợ.

Thâu tóm toàn bộ hệ thống Vinatex

Công ty cổ phần Siêu thị VinMart thuộc Tập đoàn Vingroup vừa chính thức ký kết hợp đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) trong công ty TNHH MTV Thương mại và thời trang VN - Vinatexmart.

Theo tin tức trên báo Tuổi trẻ, hôm nay (ngày 10-4), Tập đoàn Vingroup đã chính thức ký kết hợp đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) trong công ty TNHH MTV Thương mại và Thời trang VN - Vinatexmart.

Với thương vụ này, Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới của toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị vinatexmart với 39 cửa hàng đang hoạt động trên 19 tỉnh thành trong cả nước.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thâu tóm toàn bộ hệ thống Vinatex

Thương vụ hợp nhất này được đánh giá là dựa trên sự kết hợp lợi thế sẵn có về hệ thống phân phối, nguồn hàng của vinatexmart với nguồn lực tài chính lớn và năng lực quản lý dày dạn kinh nghiệm của Vingroup, nhằm triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ của tập đoàn.

Theo Vingroup, thương vụ hợp nhất này là sự kết hợp lợi thế sẵn có về hệ thống phân phối, nguồn hàng của Vinatexmart với nguồn lực tài chính lớn và năng lực quản lý dày dạn kinh nghiệm của Vingroup, nhằm triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ của tập đoàn.

Được biết, sau khi hoàn tất thủ tục, chuỗi siêu thị Vinatexmart sẽ được quản lý trực tiếp bởi VinMart với việc đẩy mạnh đầu tư mọi mặt về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

Đồng thời, Vingroup cũng cam kết toàn bộ nhân viên của Vinatexmart sẽ được đảm bảo công việc phù hợp với năng lực, chế độ lương thưởng và đãi ngộ xứng đáng, cũng như có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng tập đoàn Vingroup.

Theo lãnh đạo của Tập đoàn Vingroup, mục tiêu của Tập đoàn này là trở thành doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với việc sáp nhập với Vinatexmart, Vingroup tin đây sẽ là bước phát triển mới của hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ trong lộ trình phát triển 100 siêu thị và 1,000 cửa hàng tiện ích trong vòng 3 năm.”

Hiện tại, hệ thống cửa hàng của Vinatexmart có nhiều lợi thế ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Việc hợp nhất này sẽ góp phần nhanh chóng gia tăng độ phủ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước của hệ thống bán lẻ VinMart & VinMart+.

Trước đó, vào giữa tháng 9.2014, Tập đoàn Vingroup đã trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinatex khi đăng ký mua 50 triệu cổ phần của công ty này.

Bảo An (tổng hợp)

 

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news