Tin mới

Uy lực hệ thống phòng không Nga trang bị cho lính dù

Thứ năm, 02/06/2016, 17:22 (GMT+7)

Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống Ptitselov tầm ngắn sẽ có khả năng bảo vệ các binh sĩ bằng việc phá hủy tên lửa và lực lượng không quân của kẻ địch trong vòng bán kính 6 dặm.

Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống Ptitselov tầm ngắn sẽ có khả năng bảo vệ các binh sĩ bằng việc phá hủy tên lửa và lực lượng không quân của kẻ địch trong vòng bán kính 6 dặm.

Xe bọc thép BMD 4M của Nga tham gia cuộc tập trận tại Dubrovichi. Ảnh: TASS

Các nhà sản xuất vũ khí Nga đang phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới dành cho lính dù có tên mã Ptitselov. Hệ thống này sẽ thả xuống trước các lính dù và bảo vệ họ khỏi tên lửa, lực lượng không quân của kẻ thù.

Theo ông Dmitry Safonov, một quan sát viên quân sự đến từ tờ Izvestiya, hệ thống Ptitselov sẽ dựa trên hệ thống phòng hông tầm ngắn Sosna hiện có. Tuy nhiên, thiết bị mới này cũng sẽ có một máy phóng, một hệ thống keierm soát điện tử quang học và thiết bị vô tuyến điện tử phụ trợ.

"Để hệ thống này nhảy dù thành công, các vũ khí và thiết bị điện tử của nó sẽ phải tương tự như hệ thống chiến đấu đổ bộ BMD-4M mới (một khung có bánh xích, một thân máy mới, động cơ và các khớp nối chuyển động)", ông Safonov nói.

[mecloud]XtsZusmtUt[/mecloud]

Ông cũng lưu ý rằng nhiều giới hạn kỹ thuật và yêu cầu trong các khớp nối, đặc biệt là sự an toàn của các thiết bị điện tử tồn tại trong công nghệ tác chiến trên không.

"Khi thả một cỗ máy nặng nhiều tấn từ độ cao 1 km xuống, nó có khả năng đẩy lùi hoàn toàn một cuộc tấn công khi nó đáp đất. Cần tạo ra một hệ thống phòng không "nhẹ" hơn 18 tấn với các thiết bị điện tử và máy móc ổn định, không bị hư hỏng khi hạ cánh", ông Safonov nói.

Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva, giải thích rằng mặc dù có hàng loạt giới hạn kỹ thuật trên không nhưng khả năng chiến đấu của hệ thống phòng không dành cho lính dù sẽ không giảm đi. Ông tin rằng khu vực tấn công của hệ thống này sẽ có phạm vi từ 1,3 - 10 km và ở độ cao từ 20m-5 km.

Hệ thống Sosna "cổ điển" được trang bị 12 tên lửa với 2 loại đầu đạn: một đầu đạn nổ dành cho các mục tiêu di động và đầu đạn bọc thép dành để tấn công các mục tiêu trực tiếp. Modul chiến đấu này bản thân nó đã được đặt trên một nền tảng quay ổn định, giúp nó tránh được những ảnh hưởng từ bên ngoài.

"Sosna có khả năng nhắm tới vài mục tiêu cùng lúc. Nó không cảm nhận được tác động từ hệ thống radar ức chế điện tử của kẻ thù. "Áo giáp" của nó có thể chịu được đạn có cỡ nòng 12,7. Và nó chỉ cần 2 người điều khiển: một người lái, một người điều hành", ông Safonov nói.

Các sư đoàn lính dù đã có pháo và súng chống tăng tự hành SAU 2S25 Sprut-SD thì việc tạo ra hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới này sẽ hoàn toàn đảm bảo cho sự an toàn về người và công nghệ khi hoạt động ở phía sau đối phương.

Ông Safonov tin rằng nguyên mẫu Ptitselov đầu tiên có thể ra mắt vào năm 2017.

Bảo Linh (RBTH)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news