Tin mới

Văn Miếu gần 300 tỷ tại Vĩnh Phúc: Quá lãng phí

Thứ năm, 11/06/2015, 08:19 (GMT+7)

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, di sản cho rằng việc đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu ở địa phương là quá lãng phí.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, di sản cho rằng việc đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu ở địa phương là quá lãng phí.

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công xây dựng vào ngày 16/6/2012 tại khu gò Cháo, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016. Văn Miếu có diện tích 4,2ha, bao gồm các hạng mục chính: Tứ trụ, Cầu đá, Nghi môn, Nhà che bia tổng, Hồ Thiền Quang, Nhà bia hai bên Tả-Hữu, Đại thành môn, Gác chuông, Gác trống, Nhà tả vu-hữu vu, Sân hành lễ, Đền thờ chính, Đại bái, Hậu cung, Nhà làm việc Ban quản lý, hệ thống hạ tầng và sân vườn... Công trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 270,9 tỷ đồng.

Văn Miếu gần 300 tỷ tại Vĩnh Phúc: Quá lãng phí

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, việc chi gần 300 tỷ xây văn miếu tại Vĩnh Phúc là quá lãng phí

Sau hơn 2 năm thi công, đến nay Văn Miếu Vĩnh Phúc đã xây xong một số hạng mục quan trọng.

Tờ trình của Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở VH-TT-DL nêu rõ lý do xây Văn Miếu: Đây là nơi thờ Khổng Tử, nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu. Ngoài thờ đức Khổng Tử, Văn Miếu Việt Nam còn là nơi đào tạo nhân tài; thờ các danh nhân văn hoá dân tộc như Chu Văn An, Trương Hán Siêu…

Theo các tài liệu liên quan, tỉnh này cho rằng việc xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc cần thiết nhằm tái hiện, kế thừa một di tích lịch sử quan trọng; tưởng niệm các danh nhân văn hoá đạo cao đức trọng của Vĩnh Phúc và tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc, của người Vĩnh Phúc.

Dự kiến, hai hàng bia sẽ khắc tên 99 cụ đại khoa, trung khoa của tỉnh Vĩnh Phúc có công lớn với đất nước. 

Văn Miếu gần 300 tỷ tại Vĩnh Phúc: Quá lãng phí
Cận cảnh Văn miếu gần 300 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Vietnamnet

Dự án này đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều tranh cãi trái chiều. 

Trên Vietnamnet, ông Trần Mạnh Định, Giám đốc Sở VH - TT - DL tỉnh Vĩnh Phúc thì ông này cho hay: “Khi tôi làm Giám đốc Sở thì Văn Miếu đang xây dựng rồi… Cũng như ở Hà Nội, dân ở xa đến thì phải vào lăng viếng Bác rồi đi thăm các công trình văn hoá, trong đó có Văn Miếu, rồi học sinh trước khi đi thi ĐH cũng vào sờ đầu rùa… Văn Miếu Vĩnh Phúc cũng xây dựng một công trình như vậy”.

Trao đổi với báo chí, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, di sản cho rằng  việc đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu ở địa phương là quá lãng phí.

Trên Vnexpress, GS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho rằng, 271 tỷ đồng đầu tư xây dựng là "không xứng tầm với vai trò và tác dụng của một văn miếu cấp tỉnh". Số tiền đó nếu do xã hội hoá đã cần xem xét sử dụng sao cho hiệu quả, hợp lý, còn là từ ngân sách địa phương thì càng không nên. "Trong ý thức của con người, vật chất càng nặng bao nhiêu thì giá trị tinh thần càng giảm bấy nhiêu. Cũng như một ngôi chùa càng làm to lớn, diêm dúa thì càng níu kéo con người khó thoát ly khỏi vật chất để tĩnh tại tâm linh, tinh thần được giải thoát", nhà nghiên cứu văn hoá phân tích. 

Đồng quan điểm, GS Nguyễn Chí Bền, cũng cho rằng đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu trong giai đoạn kinh tế đất nước còn khó khăn là lãng phí. 

Với điều kiện thiếu thốn của Việt Nam và ngay ở tỉnh Vĩnh Phúc, còn có nhiều việc cần đầu tư hơn như: xây trường học, nhà ở, bệnh viện... cho đồng bào nghèo khó. 

"Việc xây dựng một thiết chế tuyên truyền cho sự học là cần thiết nhưng đầu tư đến 271 tỷ đồng, đặc biệt lấy từ nguồn ngân sách - tiền thuế của nhân dân, là một sự lãng phí lớn", GS Bền nói. 

H.M (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news