Tin mới

Vì sao các VĐV Trung Quốc thường bị gắn mác gian lận?

Thứ năm, 11/08/2016, 16:12 (GMT+7)

Chỉ 3 ngày sau khi Thế vận hội 2016 chính thức bắt đầu ở Rio de Janeiro, vận động viên Australia Mack Horton, người giành huy chương vàng ở nội dung bơi tự do nam 400 m hôm 6/8, đã gọi vận động viên giành huy chương bạc người Trung Quốc Sun Yang là "kẻ gian lận dùng chất kích thích".

Chỉ 3 ngày sau khi Thế vận hội 2016 chính thức bắt đầu ở Rio de Janeiro, vận động viên Australia Mack Horton, người giành huy chương vàng ở nội dung bơi tự do nam 400 m hôm 6/8, đã gọi vận động viên giành huy chương bạc người Trung Quốc Sun Yang là "kẻ gian lận dùng chất kích thích".

Sun Yang từng bị cấm thi đấu trong 3 tháng hồi năm 2014 sau khi kết quả kiểm tra dương tính với chất cấm. Sun thừa nhận việc sử dụng thuốc, nhưng nói rằng đó là một phần trong loại thuốc anh ta sử dụng để điều trị chứng tim đập nhanh, và anh ta không biết rằng gần đây nó đã được bổ sung vào danh sách chất cấm.

Ban chống Doping Trung Quốc gọi trường hợp của Sun là "không quá nghiêm trọng", và chỉ tiết lộ tin tức về lệnh cấm sau khi đã được ban ra, khiến nhiều người nhạo báng hình thức kỷ luật này như một "bí mật". Ngoài tranh cãi, lệnh cấm cũng đã kết thúc sớm đối với Sun Yang - người được cho là vận động viên nổi tiếng nhất Trung Quốc để anh này đại diện cho đất nước tham dự Asian Games tại Incheon, Hàn Quốc vào mùa thu năm 2014.

Sun Yang là vận động viên lắm tài nhiều tật của Trung Quốc. Ảnh: AP

Horton chắc chắn đã nhận ra điều gì đó không ổn, và không có gì đáng ngạc nhiên khi Sun bị Horton mặc định là "kẻ gian lận dùng chất kích thích" sau sự cố năm 2014. Điều này làm dấy lên sự phẫn nộ ở Trung Quốc, và huấn luyện viên đội bơi Trung Quốc Xu Qi tuyên bố rằng lời nói của Horton là hành vi "tấn công cá nhân độc hại", "gây tổn thương tình cảm giữa các vận động viên bơi lội Trung Quốc và Australia".

"Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu một lời xin lỗi từ vận động viên này", ông Xu nói.

Lời xin lỗi này không có vẻ sẽ xảy ra. Thay vào đó, Giám đốc điều hành bộ môn bơi lội của Australia, ông Mark Anderson đã ra tuyên bố chắc chắn ủng hộ Horton.

"Mack đã tuyên bố như vậy và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ".

Ủy ban Olympic quốc gia Australia cũng đưa ra lập trường tương tự khi nói rằng: "Mack có quyền bày tỏ quan điểm. Đó là quyền của anh ấy. Anh ấy đã lên tiếng ủng hộ những vận động viên trong sạch".

Những người hâm mộ Trung Quốc thì lại không hài lòng với phản ứng này. Họ spam trên cách trang truyền thông xã hội của Horton bằng những biểu tượng cảm xúc nôn mửa, tức giận, chế nhạo Australia là một "con rắn" phân biệt chủng tộc.

Mack Horton (phải) khiến Trung Quốc phẫn nộ khi nói Sun Yang là "kẻ gian lận sử dụng chất cấm". Ảnh: AP

Sự cố của Sun Yang không phải là trường hợp duy nhất mà một vận động viên thành công của Trung Quốc bị đặt nghi ngờ về những thành tích đã đạt được. Tại Thế vận hội 2012 ở London, Ye Shiwen, khi đó chỉ mới 16 tuổi, đã lập kỷ lục thế giới ở nội dung 400 m bơi hỗn hợp dành cho nữ. Trong trận chung kết, Ye Shiwen đã thi đấu cực kỳ xuất sắc trong 50m bơi tự do cuối cùng với thời gian 28 giây 93, tốt hơn thành tích mà Ryan Lochte có được cũng trong cự ly tương tự để giành huy chương vàng nội dung 400m bơi hỗn hợp dành cho nam trước đó.

Màn trình diễn đáng kinh ngạc này đã mang về cho Ye Shiwen sự ngưỡng mộ nhưng đồng thời cũng làm dấy lên nhiều sự nghi ngờ của Giám đốc điều hành Hiệp hội Huấn luyện viên Bơi lội thế giới John Leonard.

"Bất cứ người nào được xem như là siêu nhân trong lịch sử môn thể thao bơi lội của chúng tôi thì sau đó đều bị phát hiện đã sử dụng doping".

Ye, không giống như Sun Yang, chưa bao giờ có kết quả kiểm tra dương tính với chất cấm. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng cô đã sử dụng doping để mang lại chiến thắng ở nội dung 400 m. Điều đáng lưu ý rằng, kỷ lục thế giới đáng nghi ngờ mà Ye từng lập được năm 2012 đã không thể duy trì tại Thế vận hội năm nay. Nó đã bị phá vỡ tại Rio bằng vận động viên người Hungary Katinka Hosszu. Ye do bị chấn thương nên đã không vào được chung kết nội dung 400 m ở Thế vận hội Rio, và kết thúc ở vị trí thứ 27.

"Nữ hoàng" bơi lội Trung Quốc Ye Shiwen sa sút đáng ngờ dù cách đây 4 năm làm bùng nổ thế giới với 2 HCV và 2 kỳ lục thế giới và Olympic.

Câu hỏi về thành tích của Ye đã khiến phía Trung Quốc nổi giận, và những cáo buộc tương tự như phân biệt chủng tộc cũng xảy ra giống như trường hợp của Sun và Horton.

"Nhà vô địch Olympic phải có can đảm, quyết tâm, niềm tin và khoan dung dưới mọi áp lực, phẩm chất đó cũng cần thiết để đối mặt với những công kích từ những cáo buộc sai lầm", tờ China Daily dùng những từ hoa mỹ để ca ngợi sự điềm tĩnh của Ye.

Một vài cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao Ye lại ngay lập tức bị nghi ngờ sử dụng doping, trong khi kình ngư 15 tuổi người Mỹ  Katie Ledecky, người cũng lập kỷ lục tương tự thì được ca ngợi như một thành tích đáng kinh ngạc.

[mecloud]mi2iSxTRgL[/mecloud]

Vậy tại sau các vận động viên Trung Quốc lại thường bị gắn mác "gian lận", ngay cả khi không có bằng chứng chứng minh điều này?

Một phần của vấn đề này là Trung Quốc đã có một chuỗi những "án tích" gian lận từ trước. Điều đó khiến các vận động viên của họ dễ dàng bị nghi ngờ, thậm chí là nhiều thập kỷ sau đó. Trung Quốc bị nghi ngờ đã lập một chương trình doping cho các vận động viên bơi lội nữ trong những năm 1990. Thời điểm đó, các huấn luyện viên đến từ Australia và Mỹ đã so sánh sự tiến bộ nhanh chóng của các vận động viên Trung Quốc với những thành tích đáng nghi ngờ của các vận động viên Đông Đức, một ví dụ điển hình về việc nhà nước phê chuẩn cho sử dụng chất cấm steroid trong thi đấu. Nhóm bơi lội Trung Quốc đã bị kiểm tra dương tính với steroid tại Đại hội Thể thao châu Á năm 1994 ở Hiroshima và Giải Vô địch bơi lội thế giới 1998.

Gần đây, vận động viên bơi lội Yuan Yuan bị phát hiện có 13 lọ chất cấm trong hành lý. Yuan là vận động viên duy nhất bị trả về nước, dù một vài người đã nhìn thấy sự cố này có liên quan đến toàn bộ đội bơi lội đều có sử dụng chất cấm HGH (hormone tăng trưởng nhân lực bổ sung).

Hoàn toàn không có yếu tố phân biệt chủng tộc nào khiến các vận động viên bơi lội Trung Quốc dễ dàng trở thành mục tiêu bị nghi ngờ, đó là biểu hiện của sự mất lòng tin chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) từ lâu luôn xem phương Tây là không minh bạch, tùy tiện trong các nguyên tắc quốc tế và bị ám ảnh bởi quy tắc quốc tế (bao gồm cả thể thao). Theo The Diplomat, đó là công thức hoàn hảo cho một chương trình doping do nhà nước bảo trợ. Bởi vậy, dù có hay không việc Trung Quốc đang tiến hành một chương trình như vậy thì họ cũng không thể gây dựng được một niềm tin trọn vẹn.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news