Tin mới

Vì sao không triệu tập các nhà mạng hưởng lợi, giúp sức trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ?

Thứ năm, 15/11/2018, 17:00 (GMT+7)

Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ do ông Phan Văn Vĩnh “bảo kê” là hơn 1.232 tỷ đồng. Trong đó, Viettel hưởng lợi hơn 913 tỷ đồng; Vinaphone là hơn 147 tỷ đồng; Mobifone hơn 171 tỷ đồng.

Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ do ông Phan Văn Vĩnh “bảo kê” là hơn 1.232 tỷ đồng. Trong đó, Viettel hưởng lợi hơn 913 tỷ đồng; Vinaphone là hơn 147 tỷ đồng; Mobifone hơn 171 tỷ đồng.

Nhà mạng Viettel hưởng lợi hơn 913 tỷ đồng

Theo tài liệu của cơ quan công tố, tiếp tay cho đường dây đánh bạc quy mô lớn nhất từ trước tới nay, đầu tiên phải kể tới các công ty viễn thông phát hành thẻ cào (nhà mạng).

Các nhà mạng có liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ.

Căn cứ trên cơ sở kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định: Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng là hơn 1.232 tỷ đồng. Trong đó, Viettel hưởng lợi hơn 913 tỷ đồng; Vinaphone là hơn 147 tỷ đồng; Mobifone hơn 171 tỷ đồng.

Đây là số tiền thu lời không chính đáng đã được chứng minh là nguồn gốc tiền do đánh bạc mà có, nên việc hưởng lợi của các nhà mạng là không có căn cứ pháp lý. Việc này vi phạm khoản 1 Điều 10 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Viễn thông.

“Do vậy, cần áp dụng điểm b khoản 1, Điều 41, BLHS năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 để truy nộp ngân sách Nhà nước”, cáo trạng nêu rõ.
Sẽ xử lý ở giai đoạn 2 của vụ án

Đối với các nhà mạng và ngân hàng được hiểu là công cụ thanh toán và thu phí trong quá trình mua bán, đổi Rik ra tiền mặt…, giúp sức cho hoạt động đánh bạc của Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương, nhiều luật sư tham gia bào chữa trong vụ án này đã đề nghị HĐXX triệu tập đại diện các đơn vị nhà mạng đến tòa và cho rằng có dấu hiệu “bỏ lọt tội phạm”?!

Các bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm

Là luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo trong vụ án này, luật sư Hoàng Tám Phi – công ty luật TNHH Tâm Anh (đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) nêu quan điểm về vấn đề này như sau:

Vụ án đánh bạc nghìn tỷ ở Phú Thọ được đưa vào diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Theo đó, Ban bí thư chỉ đạo điều tra, làm rõ vụ án trong thời gian nhanh nhất có thể. Vì quy mô vụ án rất lớn, có tới 43 triệu tài khoản tham gia, do vậy Ban bí thư chỉ đạo “điều tra đến đâu xử lý đến đó”.

Chính vì quan điểm chỉ đạo nêu trên nên vụ án được tách làm 2 giai đoạn và phiên tòa sơ thẩm mà TAND tỉnh Phú Thọ đang xét xử đối với 92 bị cáo mới chỉ là giai đoạn 1 của vụ án.

“Ở giai đoạn 1 này cơ quan chức năng sẽ xử lý những vấn đề đã được làm sáng tỏ. Như về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa đã được làm rõ thì phải xử lý ngay bây giờ. Còn phần Nguyễn Văn Dương đưa hối lộ cho ai? Đưa bao nhiêu? Hay việc hưởng lợi, giúp sức của các nhà mạng, ngân hàng trong đường dây đánh bạc này tới đâu? Do chưa được làm rõ nên để chuyển sang xem xét ở giai đoạn 2”, luật sư Phi nêu quan điểm.

Theo luật sư Phi thì các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobifone và một số ngân hàng có thể được hiểu là các công cụ thanh toán, giúp sức cho hoạt động đánh bạc của  Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương. Trong vụ án này, các đơn vị trung gian nêu trên cũng được hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc và cơ quan chức năng phải chứng minh được 2 vấn đề này thì khi đó mới có cơ sở để xem xét trách nhiệm pháp lý.

“Tại phần thẩm vấn công khai tại tòa, hầu hết các bị cáo đều khai, quá trình mua đi bán lại, đổi Rik ra tiền mặt thì các nhà mạng, ngân hàng thu phần phí khoảng 2%. Như vậy có việc hưởng lợi, giúp sức cho hoạt động đánh bạc này của các nhà mạng”, luật sư Phi nói.

Luật sư Phi cho rằng chứng cứ thu thập được đối với các nhà mạng và đối với các ngân hàng được gọi là chứng cứ gián tiếp. Họ không biết đến hoạt động giao dịch của người mua Rik với đại lý, mà chỉ hiểu họ là công cụ thanh toán và thu phí. Tuy nhiên, họ không nhận thức được việc hoạt động như vậy là hợp pháp hay không hợp pháp. Trong khi cơ quan chức năng đang cáo buộc rằng các nhà mạng và các ngân hàng buộc phải biết.

Cũng bởi việc cáo buộc này chưa thực sự rõ ràng vì chứng cứ là gián tiếp nên đã tách toàn bộ đối tượng, pháp nhân là các nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone và các ngân hàng chuyển sang xử lý ở giai đoạn 2 (nội dung này đã được nêu rõ trong cáo trạng và kết luận điều tra).

Luật sư Phi nói thêm: “Vì nội dung này đang xử lý, chỉ khi nào có kết luận những đơn vị, pháp nhân này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới bị coi là bỏ lọt tội phạm”.

Tư Viễn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news