Tin mới

Vì sao lãnh đạo Mỹ không bao giờ dám xem nhẹ châu Á?

Thứ tư, 06/04/2016, 16:43 (GMT+7)

Theo đánh giá của giới chuyên gia, người trở thành tân tổng thống Mỹ vào năm 2017 sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh trên khắp thế giới, bao gồm cả ở châu Á.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, người trở thành tân tổng thống Mỹ vào năm 2017 sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh trên khắp thế giới, bao gồm cả ở châu Á.

Sự ổn định ở châu Á hiện nay đang bị đe dọa trước những vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và sự bá quyền, quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, tờ National Interest nhận định.

Việc rút khỏi thế giới và tăng cường cây cầu biệt lập ngăn cách đã không còn được áp dụng từ những năm 1930 cho đến nay. Thay vào đó, tổng thống Mỹ tiếp theo cần tái thiết sức mạnh quân đội Mỹ, khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh và ngăn chặn những nỗ lực hăm dọa và cưỡng chế của đối phương.

Từ khi nước Mỹ được thành lập, châu Á luôn là một khu vực chiến lược trong lợi ích của Mỹ cả về kinh tế lẫn an ninh. Trong thế kỷ 21, tầm quan trọng của châu Á với Mỹ sẽ chỉ tiếp tục tăng lên. Bởi vậy, việc châu Á rơi vào ảnh hưởng của “thế lực thù địch” sẽ đe dọa đến lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ.

Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia một cuộc tập trận với quân đội Hàn Quốc năm 2013. Ảnh: AP

Việc đạt được và bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ ở châu Á đòi hỏi phải có những cơ sở và cách tiếp cận, cũng như việc triển khai đầy đủ lực lượng quân đội để ngăn chặn những cuộc xâm lược, hỗ trợ sức mạnh quân đội, tăng cường các liên minh và các mối quan hệ an ninh với Nhật Bản, Hàn Qốc, Philippines, Thái Lan, Australia, Đài Loan và Singapore.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là tín hiệu không thể chối cãi về cam kết của Washington là bảo vệ đồng minh, duy trì hòa bình và ổn định châu Á, có khả năng phản ứng ngay lập tức trước bất kỳ mối đe dọa nào đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Việc cắt giảm lực lượng triển khai tại các quốc gia châu Á sẽ khiến nước Mỹ suy yếu trên sân khấu quốc tế.

Chắc chắn rằng, việc duy trì đủ nguồn lực quân sự tại các quốc gia đồng minh châu Á đã và đang "ngốn" của Mỹ khá nhiều ngân sách. Nhật Bản và Hàn Quốc đã đề nghị cung cấp kinh phí đáng kể để bù đáp cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại hai quốc gia này. Năm ngoái, Tokyo và Seoul đã chi lần lượt 2 tỷ USD và 900 triệu USD/ năm để bù đắp chi phí cho các lực lượng Mỹ đang đóng tại hai nước này. Thoe Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Seoul và Tokyo sẽ trả lần lượt 30 tỷ USD và 37 tỷ USD cho các lực lượng Mỹ đồn trú tại Thái Bình Dương, bao gồm cả cơ sở mới của Mỹ trên đảo Guam.

Căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Mỹ từ lâu đã kêu gọi các đồng minh tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với quốc phòng của quốc gia họ, đồng thời đối mặt với các mối đe dọa an ninh chung bằng cách tăng cường chi tiêu quốc phòng và chấp nhận các nhiệm vụ mới. Chỉ một số ít quốc gia đồng minh Mỹ đã thực hiện điều này. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã dành 2,6% GDP cho chi tiêu quốc phòng, nhiều hơn hẳn so với hầu hết các đồng minh châu Âu của Mỹ.

Do những hạn chế thời hậu chiến, Nhật Bản đã hạn chế chi tiêu quốc phòng và chỉ duy trì ở mức 1% GDP. Mặc dù vậy, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã phản ứng với việc môi trường an ninh châu Á đang ngày càng xấu đi bằng cách thực hiện luật pháp về cải cách quốc phòng mới vào năm 2015, cho phép Nhật Bản đóng vai trò toàn diện hơn trong việc ứng phó với các thách thức an ninh toàn cầu. Tokyo cũng vừa thông qua ngân sách quốc phòng 44 tỷ USD - mức lớn nhất và cũng là mức tăng liên tiếp năm thứ 4 dưới thời ông Abe.

Sự suy giảm niềm tin về khả năng quân sự và quyết tâm của Mỹ đã gây ra một cuộc tranh cãi ở Hàn Quốc về sự cần thiết tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trên bán đảo hoặc tự phát triển chương trình hạt nhân trong nước.

Cả hai luồng tranh cãi này đều không thực tế và không nước nào mong muốn. Các cơ sở vũ khí hạt nhân trên mặt đất của Mỹ đã được loại bỏ từ những năm 1990 đã không còn tồn tại, trong khi các vũ khí hạt nhân nền tảng trên biển và trên không nếu đặt tại Hàn Quốc sẽ là phản tác dụng bởi chúng sẽ trở thành mục tiêu tấn công phủ đầu của Bình Nhưỡng.

Siêu tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Hải quân Mỹ cập cảng Busan. Ảnh: AP

Bên cạnh việc kích hoạt lệnh trừng phạt quốc tế và cô lập về ngoại giao đối với Hàn Quốc, một chương trình hạt nhân trong nước sẽ chuyển phần lớn ngân sách quốc phòng của Seoul cho những yêu cầu an ninh quốc gia cấp bách vào mục đích hạt nhân - khả năng mà đồng minh Mỹ của họ đã có sẵn. Và Washington cho rằng điều đó không cần thiết chút nào.

Việc giải quyết những thách thức này sẽ đòi hỏi sự hồi sinh căn bản sức mạnh quân đội Mỹ nhằm bù đắp việc cắt giảm ngân sách quốc phòng trong suốt 7 năm qua.

Điều này bao gồm cả việc duy trì lực lượng Mỹ ở tây Thái Bình Dương, tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa liên minh, bao gồm cả triển khai THAAD tới Hàn Quốc và tăng cường hợp tác quân sự giữa Seoul với Tokyo.

"Nếu Mỹ dần đầu từ phía sau, điều này sẽ rất nguy hiểm, nhưng nếu Mỹ không đóng vai trò lãnh đạo hàng đầu (đối với các đồng minh châu Á), đó sẽ là thảm họa", National Interest kết luận.

Lê Huyền (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news