Tin mới

Vì sao Mỹ mất dần các đồng minh lâu đời ở châu Á - Thái Bình Dương?

Thứ năm, 27/10/2016, 16:04 (GMT+7)

Ảnh hưởng của Washington ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang rơi xuống mức báo động với việc các đồng minh lâu đời đều đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn và củng cố quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Washington ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang rơi xuống mức báo động với việc các đồng minh lâu đời đều đang theo đuổi Chính sách đối ngoại độc lập hơn và củng cố quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Mặc dù chính quyền Obama tiếp tục đẩy mạnh chính sách "Xoay trục châu Á", ảnh hưởng của Washington vẫn đang dần suy yếu trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tony Cartalucci, một nhà nghiên cứu về địa chính trị tại Bangkok nhận định trong bài viết cho tờ New Eastern Outlook.

"Washington đã phải chịu thất bại về mặt địa chính trị tại hầu hết các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả những nước được Mỹ sắp xếp, tài trợ và hỗ trợ một cách tỉ mỉ trong suốt nhiều thập kỷ. Sự suy yếu này thậm chí diễn ra ngay tại những quốc gia được coi là đồng minh quan trọng và lâu dài của Mỹ".

Tổng thống Mỹ, Obama và các lãnh đạo khối Thượng Đỉnh Đông Á EAS. Ảnh: Reuters

Theo nhà nghiên cứu này, Thái Lan - một đồng minh lâu đời của Mỹ, "đã từng bước dỡ bỏ ảnh hưởng của Mỹ đối với họ" trong thời gian gần đây.

Các hoạt động thương mại hiện nay của Thái Lan ưu tiên tập trung ở châu Á với các hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu chia đều cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Trong khi đó, các quốc gia phương Tây lại chiếm con số nhỏ hơn về mặt thị trường, nhà nghiên cứu này nhấn mạnh.

Tương tự như vậy, Thái Lan cũng đang nhanh chóng đa dạng hóa việc mua sắm các thiết bị quân sự.

"Những mặt nổi trội trong quân sự mà Mỹ từng chiếm ưu thế hoàn toàn như vũ khí và các cuộc tập trận giờ đây đã chuyển thành mua xe tăng Trung Quốc, chiến đấu cơ châu Âu, súng trường tấn công Trung Đông, trực thăng Nga và các loại xe bọc thép do chính Thái Lan sản xuất. Những cuộc tập trận cũng được tổ chức với nhiều quốc gia hơn, bao gồm cả cuộc diễn tập đầu tiên với Trung Quốc", Cartalucci viết.

Điều đáng nói là, một sự thay đổi tương tự cũng đang xảy ra với phần còn lại của châu Á do Trung Quốc đang ngày càng đóng vai trò địa chính trị quan trọng hơn ở khu vực này.

Cartalucci chuyển sự chú ý sang những sau lầm lớn trong chính sách "Xoay trục châu Á" của Washington: trong khi cố gắng hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Mỹ đã bỏ qua những nguyên tắc cơ bản của các yêu tố kinh tế và chính trị xã hội.

Mỹ không còn chiếm ưu thế nổi trội về mặt quân sự với Thái Lan.

Thái Lan không phải là quốc gia duy nhất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và đa dạng hóa quan hệ với các nước khác.

Thứ Sáu tuần trước (21/10), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm tới Trung Quốc đã tuyên bố "cắt đứt" quan hệ với Mỹ.

"Tôi tuyên bố cắt đứt với Mỹ, cả về quân sự lẫn kinh tế", ông Duterte nói.

Dù giới chức Philippines và ngay cả bản thân ông Duterte sau đó phải ra sức giải thích từ "cắt đứt" này không ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh với Mỹ, song rõ ràng, Manila đang cố gắng theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu CIS có trụ sở tại Moscow Vladimir Yevseyev cho rằng, Mỹ đã để Trung Quốc vượt mặt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế ở Philippines.

Các chuyên gia cũng lưu ý một thực tế rằng, Philippines từ lâu đã phụ thuộc nhiều vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Duterte cho rằng việc tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc có thể giúp Manila đa dạng hóa chính sách đối ngoại của mình.

"Nếu thành công, một chính sách đa dạng hóa sẽ cho phép Philippines theo đuổi chinh sách cân bằng hơn trong việc lựa chọn đối tác. Từ đó, Manila có thể phát triển quan hệ cả với Nga và Trung Quốc", Yevseyev nói.

Phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Philippines Duterte đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ. Ảnh: Reuters

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, "điều này không có nghĩa Mỹ sẽ cho phép Trung Quốc tiến xa hơn trong sự hợp tác với Philippines".

"Washington sẽ cố gắng tạo ra những trở ngại nghiêm trọng đối với việc hợp tác giữa Bắc Kinh và Manila", Yevseyev nhận định.

Bình luận trên Sputnik Loud & Clear, Nap Pempeña, phó chủ tịch của Anakbayan, Mỹ, cho rằng, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ của ông Duterte đã "đánh đòn tâm lý trong khu vực".

Pempeña cho rằng, Manila sẽ không từ bỏ chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, nhưng cũng sẽ không làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông để xoa dịu Washington.

Trong khi đó, chuyên gia Tony Cartalucci tin rằng Mỹ cần phải tự dung hòa với việc thay đổi hiện trạng của châu Á.

"Sớm muộn gì Washington cũng nhận ra và chấp nhận điều này để hướng tới mối quan hệ mang tính xây dựng hơn với các nước châu Á," các nhà nghiên cứu kết luận.

Xem thêm video:

[mecloud]wXIprQVR66[/mecloud]

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news