Tin mới

Vì sao phiến quân Hồi giáo rộ "mốt" chặt đầu đối phương?

Thứ tư, 20/08/2014, 10:30 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) "Vui vẻ với anh bạn của tôi, hay đây là gì những gì còn sót lại của anh ta", Abdel-Majed Abdel Bary, một phiến quân Hồi giáo, chú thích cạnh bức ảnh man rợ trong đó y đang cầm một chiếc đầu bị chặt đứt của chiến binh đối phương.

(Tinmoi.vn) "Vui vẻ với anh bạn của tôi, hay đây là gì những gì còn sót lại của anh ta", Abdel-Majed Abdel Bary, một phiến quân Hồi giáo, chú thích cạnh bức ảnh man rợ trong đó y đang cầm một chiếc đầu bị chặt đứt của chiến binh đối phương.

 

Đây là bức ảnh mới nhất trong hàng loạt hình ảnh khủng khiếp về hành vi chặt đầu người mà các phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chia sẻ trên Twitter, như một cách tuyên truyền khủng bố qua mạng. Những bức khác cho thấy đầu của các tử tù bị bêu đầu lên các thanh sắt nhọn trên hàng rào ở Raqq, Syria và thủ cấp của những người khác sắp rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Tại sao chặt đầu trở thành một hình thức xử tử được ưa chuộng trong các phiến quân Hồi giáo trên các chiến trường ở Syria và Iraq, cũng như các phần tử khủng bố Hồi giáo trên khắp thế giới?

Lịch sử những màn chặt đầu

Năm ngoái, hai nghi phạm da màu từng mưu toan chặt đầu binh sĩ Anh Fusilier Lee Rigby giữa London, sau khi đâm xe và chém anh này đến chết.

Tại tòa án, nghi phạm Michael Adebolajo khai rằng y sát hại Rigby để trả thù cho những người Hồi giáo ở nước ngoài và tuyên bố rằng y yêu al-Qaeda.

Trước đó, vào năm 2002, phóng viên người Mỹ Daniel Pearl cũng bị bêu đầu trong một video sau khi bị các phiến quân al-Qaeda bắt cóc ở Pakistan.

Một số con tin phương Tây khác cũng chịu hình phạt tương tự trong video của thủ lĩnh al-Qaeda ở Iraq, Abu Musab al-Zarqawi. Y được cho là một trong những nhân vật quan trọng tạo lập nên nhóm khủng bố sau này trở thành IS.

Abdel-Majed Abdel Bary, một phiến quân Hồi giáo 23 tuổi, khoe ảnh đang cầm một chiếc đầu bị chặt đứt của chiến binh đối phương trên Twitter

Các chuyên gia tin rằng hình thức chặt đầu được áp dụng vì nhiều lý do, trong đó có việc làm nhụt ý chí của đối phương trên chiến trường và cảnh báo phương Tây trước việc điều lực lượng tham chiến.

"Bản chất ghê rợn của việc chặt đầu, việc tập trung vào một cá nhân và hành động báng bổ thi thể, khiến tình cảnh trở nên đáng sợ hơn nhiều so với việc một quả bom phát nổ, dù số tử vong do nguyên nhân sau lớn hơn", Shashank Joshi, một kiểm tra viên cấp cao của Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định. 

Trong một bài báo đăng trên Middle East Quarterly hồi năm 2005, chuyên gia Hồi giáo Timothy Furnish từng lập luận rằng, hình thức chặt đầu đã có lịch sử lâu dài trong văn hóa của tôn giáo này.

"Mốt" khủng bố mới nhất

Chuyên gia Furnish đã mô tả cách các phần tử khủng bố phát triển những hình thức tàn bạo mới như thế nào, khi tính chất gây sốc của các hình thức cũ đã hết.

"Chặt đầu đang trở thành mốt mới nhất. Bằng nhiều cách, nó đã đưa chủ nghĩa khủng bố trở lại với tương lai", ông viết. 

Những kẻ khủng bố dùng hai câu trong kinh Koran để biện minh cho hành động của mình. Hình thức hành hình này cũng được mô tả ở những giai đoạn lịch sử sơ khai của Hồi giáo. 

"Khi anh gặp một kẻ không tin tưởng (vào Hồi giáo), hãy đập gãy cổ họ," một đoạn trong chương 47 của kinh Koran viết. Một đoạn khác viết: "Tôi sẽ gieo nỗi sợ hãi vào con tim của những kẻ không tin tưởng. Chặt đứt đầu chúng rồi chém sạch mọi đầu ngón tay của chúng".

Tuy nhiên có người đánh giá các đoạn kinh này được thêm vào để tăng dũng khí trong chiến trận, thay vì là lý do để thực hiện việc chặt đầu. 

Một người đàn ông bị xử tử trong video tuyên truyền của phiến IS ở Iraq và Syria

Ngoài 2 đoạn kinh trên, chặt đầu đã được nhắc tới khá sớm trong Hồi giáo. Ví dụ, nhà viết sử đầu tiên của Đấng tiên tri Muhammad là Ibn-Ishaq đã mô tả việc Muhammad cho phép chặt đầu từ 600-900 người thuộc bộ tộc Do Thái Banu Qurayza, theo sau trận chiến ở Medina vào năm 627.

Theo nhà sử học James J Reid, đây cũng là một hình thức xử tử phổ biến dưới Đế chế Ottoman.

Tại Arab Saudi, nơi bộ luật Sharia được thi hành nghiêm khắc, việc chặt đầu là hình phạt cho loại tội phạm như buôn ma túy hay bỏ đạo. Ước tính gần 80 người đã bị chính quyền nước dụng hình này vào năm ngoái.

Mặc dù không có văn bản cụ thể nào quy định rằng chặt đầu là hình phạt dành cho các tội phạm trong luật Sharia, tuy nhiên, nó vẫn là hình thức hành quyết được sử dụng, bên cạnh các hình thức khác như ném đá hoặc treo cổ.

Người Hồi giáo lên án Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS

Các lãnh đạo Hồi giáo ở Trung Đông và châu Âu đều cho rằng hành động chặt và bêu thủ cấp của các phiến quân IS là quá tàn bạo. Những câu trích dẫn từ kinh Koran không thể biện minh cho hình thức xử tử này.

Nhà hoạt động về nhân quyền người Ai Cập, Sa'd Al-Din Ibrahim, so sánh những hành động của IS với chủ nghĩa phát xít và chỉ trích những ảnh hưởng nặng nề mà các phiến quân gây ra với hình ảnh của thế giới Hồi giáo.

Tuy nhiên, hình thức này không chỉ có trong xã hội của đạo Hồi. Nhiều nước phương Tây cũng xử tử tù nhân bằng cách chặt đầu suốt hàng trăm năm. Pháp thậm chí mới chỉ ngừng dùng máy chém vào năm 1977.

 

Yên Yên (Lược dịch theo IB Times)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news