Tin mới

Nữ y tá ôm con tự tử: Bản năng hay tính ích kỷ người mẹ?

Thứ năm, 11/09/2014, 13:52 (GMT+7)

Câu chuyện nữ y tá ôm con tự tử đang khiến dư luận xôn xao, nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao người mẹ lại dại dột đến mức kết thúc cuộc đời không chỉ của mình mà còn hai sinh mạng bé bỏng.

Câu chuyện nữ y tá ôm con tự tử đang khiến dư luận xôn xao, nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao người mẹ lại dại dột đến mức kết thúc cuộc đời không chỉ của mình mà còn hai sinh mạng bé bỏng.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn cho rằng, đây không phải vấn đề hiếm gặp và rất dễ lý giải.

Bản năng mẫu tử hay sự ích kỷ của người mẹ?

Cái chết bi thương của 3 mẹ con nữ y tá Lê Thị Hương Mai (SN 1986, Bến Gót, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mang thai 3 tháng ôm con trai 3 tuổi nhảy sông Lô tự tử đã khiến nhiều người bị ám ảnh. Ba mạng người trầm mình dưới sông chỉ vì người mẹ không tìm ra lối thoát, nhưng tại sao người mẹ lại kết liễu đời mình cùng hai đứa con, một bé còn chưa kịp chào đời?

 

Hình ảnh nữ y tá và con trai 3 tuổi khiến dư luận xôn xao thời gian qua

Một số ý kiến thông cảm cho rằng người mẹ đang mang thai nên có những ức chế tâm lí không giải tỏa được nên làm điều dại dột nhưng cũng có nhiều ý kiến rằng người mẹ này ích kỷ khi kết thúc cuộc sống của hai đứa bé.

Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết: “ Mọi lời chỉ trích người mẹ cũng dễ hiểu, nhưng đó chỉ là ý kiến một chiều”. Lý giải cho việc không ít phụ nữ tìm đến cái chết cũng kết liễu luôn cuộc sống của con mình là xuất phát từ tình mẫu tử và rất dễ thông cảm.

Chuyên gia tâm lí Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn 

“ Trong tiềm thức người phụ nữ, con cái là một phần máu thịt của mình.  Rất nhiều người tự tử không thành đã đến tìm lời khuyên và nói rằng “lúc đó họ chỉ có thể chết thôi” thì họ nghĩ “mình chết đi thì con mình sẽ khổ, có thể nó sống cũng không bằng chết” nên họ lựa chọn kết thúc mạng sống của mình và con. Ông cha ta có câu “Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ lót lá mà nằm” là để chỉ mất mẹ con cái sẽ rất khổ, chưa kể đến chuyện nếu cha những đứa trẻ đi bước nữa thì liệu mẹ kế có yêu thương con chồng?”, chuyện gia An Chất nói.

Thiếu kỹ năng ứng phó với khó khăn của xã hội hiện đại

“Những người tìm đến cái chết như một giải pháp cuối cùng là những “người điên nhất thời”. Họ đã gặp những chấn động tâm lí hoặc những ức chế quá mức khiến lí trí gần như mất hết và hành động theo bản năng. Những người từng được điều trị tâm lí sau khi tự tử không thành đều nói rằng lúc đó họ chỉ nghĩ “sống không bằng chết thì chết cho xong”, nhưng sau một thời gian khi bình tĩnh lại họ đều cho rằng hành động đó là dại dột và để lại rất nhiều hệ lụy”, chuyên gia An Chất trao đổi thêm về nguyên nhân ngày một nhiều phụ nữ không thể giải quyết những vấn đề tâm lí đang gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

“Phụ nữ ngày nay rất giỏi giang, tuy nhiên vì cuộc sống hiện đại đòi hỏi nhiều hơn nữa nên họ rất thiếu những kĩ năng ứng phó”. Khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống họ thiếu sự bình tĩnh, thường suy nghĩ tiêu cực mà ít biết rằng tìm đến cái chết chính là sự ích kỷ. Trong cuộc sống ai cũng phải trải qua những khó khăn, vậy tại sao có người vượt qua được, có người lại không? Họ không biết rằng khi mình chết đi gia đình, con cái sẽ là người chịu thiệt thòi hơn cả.

Để học cách đối phó với những khó khăn trong cuộc sống đối với phụ nữ nói riêng và con người hiện đại nói chung, chuyên gia An Chất đưa ra lời khuyên rằng “hãy giải tỏa ức chế ngay khi gặp sự cố có thể bằng những lời khuyên của những người thường xuyên suy nghĩ tích cực. Hãy nghĩ rằng trên thế giới này 7 tỷ người trên thế giới này ai cũng có những khó khăn chứ không chỉ riêng mình”.

Dã Quỳ

Theo Nguoiduatin.vn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news