Tin mới

Vì sao tàu ngầm mới nhất của Nga khiến Mỹ bất an?

Thứ ba, 10/05/2016, 15:43 (GMT+7)

Giới chức Hải quân Mỹ gần đây đã bày tỏ lo ngại đối với các tàu ngầm mới nhất của Nga, bao gồm cả tàu lớp Yasen. Điều gì ở tàu ngầm mới của Nga lại khiến Mỹ bất an đến vậy?

Giới chức Hải quân Mỹ gần đây đã bày tỏ lo ngại đối với các tàu ngầm mới nhất của Nga, bao gồm cả tàu lớp Yasen. Điều gì ở tàu ngầm mới của Nga lại khiến Mỹ bất an đến vậy?

Trả lời trên Sputnik, chuyên gia phân tích Mikhail Lukanin khẳng định rằng, trước hết, những tàu ngầm mới của Nga là nhằm mục đích phòng thủ.

Theo ông Lukanin, một điều không thể phủ nhận rằng dự án tàu ngầm thuộc lớp Project Yasen 885 thực sự rất ấn tượng. Được trang bị cả tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và tên lửa chống tàu ngầm, tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân đa năng này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong lực lượng Hải quân Nga. Yasen 885 có tốc độ rất nhanh (vận tốc tối đa có thể đạt 65-74 km/h), chạy êm hơn rất nhiều so với các tàu ngầm trước đây của Nga và có thể lặn rất sâu.

Nhờ những tính năng độc đáo của mình, tàu ngầm lớp Yasen trở thành "cái gai trong mắt Mỹ", ông Lukanin nhận định.

"Mỹ lo ngại rằng những tàu ngầm chạy êm của chúng ta có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của họ".

Tàu ngầm tên lửa hạt nhân lớp Yasen mang tên Severodvinsk của Nga. Ảnh: Reddit

Thế nhưng, những năng lực của tàu ngầm Yasen không phải là lý do duy nhất.

Chuyên gia này cho rằng, Hải quân Mỹ đang nỗ lực gây áp lực lên chính phủ của họ nhằm tăng cường chi tiêu ngân sách cho lực lượng này.

"Tuy nhiên, điều này không thể phủ nhận thực tế rằng ưu thế trên biển của Mỹ đã bị ảnh hưởng đáng kể".

Trước đó, Thiếu tướng Hải quân Mỹ Ollie Lewis nói với CNN rằng "Chúng tôi quan ngại rằng có một kẻ thù đã sẵn sàng để thách thức chúng ta ở lĩnh vực dưới đáy biển và ưu thế của chúng ta sẽ không được đảm bảo".

Cựu chỉ huy NATO James Stavridis gần đây cũng lên tiếng cho rằng tàu ngầm của Nga gây ra "mối đe dọa hiện hữu đối với các nhóm tàu sân bay của Mỹ".

Chuyên gia Lukanin nghi ngờ rằng Mỹ sẽ phát triển một tàu ngầm tương tự như tàu ngầm lớp Yasen vì Lầu Năm Góc đã có một chiến lược khác.

"Người Mỹ có truyền thống phát triển vũ khí tấn công hạng nặng, bao gồm cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Họ không có hạm đội phòng thủ, trừ lực lượng cảnh sát biển", chuyên gia này giải thích.

"Trong khi đó, Nga lại có truyền thông theo đuổi chiến lược phòng thủ. Tất cả các vũ khí của Nga đều phục vụ cho mục đích phòng thủ. Mặc khác, người Mỹ lại kiên trì với các tiếp cận tấn công dựa trên việc áp chế đối phương bằng sức mạnh của mình", ông bổ sung thêm.

Cựu chỉ huy NATO James Stavridis cho rằng tàu ngầm của Nga gây ra "mối đe dọa hiện hữu đối với các nhóm tàu sân bay của Mỹ". Ảnh: US Navy

Tuần trước, chiếc tàu ngầm lớp Yasen đầu tiên mang tên Severodvinsk phục vụ trong Hạm đội Nga đã hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu đầu tiên của mình. Severodvinsk đã thực hiện một cuộc tấn công có độ chính xác hoàn hảo đối với một mục tiêu giả trên đất liền bằng một tên lửa hành trình Kalibr trong cuộc tập quân sự thường kỳ ở Biển Barents.

Chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho rằng, những năm gần đây, Hải quân Nga đang bắt đầu hồi phục để lấy lại sức mạnh vốn có của mình sau sự sụp đổ của Liên Xô và lực lượng tàu ngầm được đặc biệt xem trọng.

Giới chức Hải quân Mỹ cũng nhiều lần công khai thừa nhấn sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân Nga.

"Chúng ta sẽ phải đối mặt với những đối thủ đáng gờm, đặc biệt là tàu Severodvinsk, phiên bản tàu ngầm tên lửa dẫn đường hạt nhân của Nga. Tôi bị ấn tượng với con tàu này đến mức đã ra lệnh chế tạo một mẫu tương tự từ các dữ liệu công khai. Năng lực tác chiến ngầm của các nước không bao giờ chịu giẫm chân tại chỗ", Chuẩn Đô đốc Dave Johnson, phục trách tàu ngầm của Bộ Tư lệnh Hệ thống Biển (NAVSEA) Mỹ nói.

[mecloud]JBH5Lg2glG[/mecloud]

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news