Tin mới

Việt Nam và Hàn Quốc ký hiệp định thương mại tự do

Thứ hai, 30/03/2015, 14:25 (GMT+7)

 Nhằm thúc đẩy thương mại song phương thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Việt Nam và Hàn Quốc vừa ký Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Nhằm thúc đẩy thương mại song phương thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Việt Nam và Hàn Quốc vừa ký Hiệp định thương mại tự do (FTA).

 

 

Tháo gỡ hàng rào thuế quan, mở ra nhiều cơ hội

Ngày hôm nay (30/3), phiên bản bằng tiếng Anh của Hiệp định thương mại tự do (FTA) được Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký tắt ngày 29/3 đã được công bố. Đồng thời văn bản này cũng sẽ được dịch ra tiếng Hàn và tiếng Việt trước khi hai bên ký chính thức.

Trên Vietnamplus đưa, trong chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc nhân dịp Hội nghị cấp cao kỷ niệm 25 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc (1989-2014), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã thông báo kết thúc đàm phán FTA song phương Việt Nam-Hàn Quốc. Hai bên đặt mục tiêu đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 70 tỷ USD vào năm 2020, cao gấp ba lần so với hiện tại.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chứng kiến lễ ký Bản thỏa thuận kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Bộ Thương mại Hàn Quốc nhận định FTA Việt Nam-Hàn Quốc mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may, phụ tùng ôtô, mỹ phẩm và điện tử.

Tuy nhiên, hiệp định này sẽ không bao gồm gạo - mặt hàng được coi là “khá nhạy cảm” đối với Hàn Quốc trong quá đàm phán FTA song phương và đa phương với các nước và các thể chế kinh tế lớn trên thế giới.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) được Việt Nam và Hàn Quốc ký kết nhằm thúc đẩy thương mại song phương thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Theo Bộ trên, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực để hiệp định được chính thức ký kết trong vòng sáu tháng đầu năm nay và trình Quốc hội phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để có hiệu lực vào cuối năm 2015.

Cơ hội được chia đều cho doanh nghiệp

Tại buổi tọa đàm về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 20/3, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng:

“FTA mới hiện nay còn có tác động rất quan trọng là giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Không những thế, các FTA mới sẽ giúp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm của các công chức nhà nước. Việc mở cửa nền kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, đơn cử khi tham gia Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ trở thành một thành tố của chuỗi giá trị toàn cầu. Đáng lưu ý, cơ hội để tái cơ cấu xuất nhập khẩu cũng thuận lợi hơn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nói.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc tham gia các Hiệp định thương mại (FTA) đã có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu, giúp giảm dần việc nhập siêu. Đơn cử, trước khi có hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ tăng bình quân 6%/năm, nhưng sau khi hiệp định được ký kết, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã tăng lên mức 38%/năm.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, các FTA là cơ hội để thực hiện tiến trình tái cơ cấu sản xuất kinh doanh do vậy nếu không mở cửa và hội nhập sâu sẽ hết cơ hội để mở rộng thị trường.

"Riêng ngành dệt may có 6.000-7.000 doanh nghiệp, cuộc chiến có thắng có bại nhưng đó là quy luật thị trường và là quá trình sàng lọc, sắp xếp lại cơ cấu kinh tế qua đó có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu một cách vững chắc hơn," ông Lê Tiến Trường nói.

T.Phong (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news