Tin mới

Vụ 5 triệu Yen: "Tỷ phú ve chai" có phải nộp thuế?

Thứ sáu, 05/06/2015, 11:03 (GMT+7)

Sau khi "tỷ phú ve chai" nhận 5 triệu Yen, dư luận quan tâm liệu chị Hồng có phải nộp thuế hay không?

Sau khi "tỷ phú ve chai" nhận 5 triệu Yen, dư luận quan tâm liệu chị Hồng có phải nộp thuế hay không?

Liên quan đến vụ 5 triệu Yen, chiều ngày 2/6, công an quận Tân Bình (TP.HCM) đã chính thức trao số tiền 5 triệu Yen cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình), người ve chai đã phát hiện và giao nộp cho cơ quan chức năng 5 triệu Yen trong thùng loa cũ hơn 1 năm về trước.

Tuy nhiên, câu chuyện cổ tích thời hiện đại này tiếp tục khiến dư luận xôn xao đặt câu hỏi: Liệu chị Hồng có phải nộp thuế bởi khoản tiền 5 triệu Yen hay không?

Trao đổi trên báo VnExpess, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM thừa nhận đây là trường hợp chưa từng xảy ra và không thuộc đối tượng nào trong số 10 nhóm thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo luật hiện hành. Do vậy, cơ quan không biết căn cứ vào đâu để áp dụng thuế.

Đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết: "Chúng tôi đang chuyển vấn đề này lên Tổng cục Thuế nhờ tham mưu". 

Luật sư Hà Hải - trợ lý pháp luật của chị Hồng cho hay, do trường hợp này là đặc biệt và chưa từng có tiền lệ nên hiện không có quy định nào hướng dẫn về việc phải đóng thuế. Do đó, cơ quan chức năng đã cho phép chị Hồng nhận toàn bộ số tiền.[mecloud]hfHWHDpYuT[/mecloud]

Theo tin tức trên VTV, trước câu hỏi của PV, việc Công an Q.Tân Bình trả 5 triệu Yen cho chị Hồng có đúng quy định hay không? vì theo khoản 2, điều 240 nếu vật được tìm thấy có giá trị hơn 10 tháng lương thì người được tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương, phần còn lại thuộc về nhà nước. Luật sư  Lê Văn Thiệp, Đoàn Luật sư Hà Nội trao đổi trên VTV cho hay: Trong vụ việc trao trả 5 triệu Yen cho chị Hồng, công an Q.Tân Bình đã áp dụng điều 239, Bộ Luật Dân sự quy định, người nhặt được tài sản thì không được quyền chiếm hữu, mà phải có nghĩa vụ giao trả nếu biết chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp. 

Nếu không xác định được chủ sỡ hữu, thì phải giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để cất giữ, thôngbáo cho chủ sỡ hữu đến nhận. 

Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì tài sản đó thì sẽ được đưa ra giải quyết, trao cho người tìm thấy.

Đối với điều 240, 241 xác định tài sản bị bỏ quên, chìm đắm, đánh rơi, tài sản được tìm th ấy do khai quật, vì vậy nó khác nhau hoàn toàn với trường hợp của chị Hồng.

Vụ 5 triệu Yen: "Tỷ phú ve chai" có phải nộp thuế?

“Hiểu nôm na, trường hợp của chị Hồng giống như trúng số. Như vậy, khoản thu nhập bất thường của chị Hồng theo đúng luật là phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Không thể nào nói chị Hồng được lãnh toàn bộ số tiền 5 triệu yen mà không phải đóng bất cứ loại thuế nào được”, vị này phân tích. Trong khi đó, một luật sư thuộc Hội luật gia Bình Phước trao đổi trên báo Tri Thức Trực Tuyến cho rằng, thu nhập cá nhân là hàng tháng. Còn trong trường hợp này, khoản tiền chị Hồng nhận được là thu nhập bất thường. Do đó, chị Hồng phải có nghĩa vụ đóng thuế cho khoản này.

Cũng theo luật sư này, đây có thể là việc chưa có tiền lệ nên ngành thuế sẽ có những lúng túng bước đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp của chị Hồng, truy thu thuế vẫn là việc cần phải làm.

H.Nguyen (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news