Tin mới

Vụ cô giáo, học sinh chui vào ni lông để … qua sông: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ ba, 18/03/2014, 10:41 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) “Dù chúng ta không có nhiều tiền nhưng bấy lâu\nnay, nhà nước có đủ những chính sách phát triển các vùng khó khăn. Vậy \ntiền của đi đâu? Liệu Bộ GTVT có biết hay không?”, ông Nguyễn Minh Thuyết đặt\nvấn đề.>>Cô giáo chui vào ni lông qua suối: Chính quyền nói "là thường">>Dầm sông, chui vào núi để trốn nóng

(Tinmoi.vn) “Dù chúng ta không có nhiều tiền nhưng bấy lâu nay, nhà nước có đủ những Chính sách phát triển các vùng khó khăn. Vậy  tiền của đi đâu? Liệu Bộ GTVT có biết hay không?”, ông Nguyễn Minh Thuyết đặt vấn đề.

Vừa sợ vừa thương là tâm trạng của nhiều độc giả sau khi đọc bài viết “Chui vào ni lông để…qua sông”. 

Hầu hết các ý kiến độc giả cho rằng, việc cho người vào túi ni lông để qua suối là việc làm nguy hiểm. Tuy nhiên, với hoàn cảnh thực tế, có lẽ đây là cách mà người dân thấy phù hợp nhất, đỡ nguy hiểm nhất. 

Bạn đọc Hoài Thu viết: “Ngoài sức tưởng tượng của bất kỳ ai. Các cô giáo và người dân vẫn vất vả quá. Thật ngưỡng mộ những người đưa qua sông, những cô giáo, những em học trò....”. 

“Đúng là cái khó ló cái khôn nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế quá mạo hiểm, đe dọa tính mạng người ngồi trong túi và người kéo. Sớm mong cơ quan quản lý sớm có cách hỗ trợ, giúp người dân và các cô giáo thoát khỏi cảnh đánh liều, “đặt chân lên bờ mới biết mình còn sống”, độc giả Nguyen Hoan chia sẻ. 

Nhiều độc giả cho biết đã phát khóc khi xem hình ảnh, clip trên. “Tôi đã nổi da gà và phát khóc khi nhìn hình ảnh cô giáo run rẩy bước ra khỏi túi ni lông khi được kéo đến bờ. Mong sao các bộ, ngành cân đo đong đếm lại ngân sách để giúp bà con, thầy cô giáo nơi đây thoát được cảnh này trong mùa mưa năm nay”, bạn đọc Thanh Tâm bày tỏ. 

Một số độc giả khác bày tỏ lo ngại về các địa phương vùng núi khó khăn khác: “Đã từng có cảnh qua suối bằng đu dây, lội suối và nay là chui vào ni lông. Liệu rằng, người dân ở những vùng núi nghèo khác còn “sáng tạo” ra phương tiện giao thông đường thủy độc nào khác? Thật xót xa”. 

Độc giả Hoàng Quý lại đề xuất: “Mong rằng các đại biểu quốc hội hãy đưa đề tài này ra nghị trường để chất vấn các bộ trưởng liên quan, làm rõ trách nhiệm của từng bộ ngành trong vấn đề này”. 

Ông Thuyết cũng đặt ra hàng loạt chất vấn với các cấp quản lý từ Bộ GTVT đến chính quyền địa phương.  

“Dù chúng ta không  có nhiều tiền nhưng bấy lâu nay,  nhà nước có đủ những chính sách phát triển các vùng khó khăn. Lần lượt, những chương trình phát triển kinh tế xã hội tại các vũng đặc biệt khó khăn đều đã triển khai như: 134, 135, 120… Vậy  tiền của đi đâu?  Liệu Bộ GT-VT có biết hay không?”.

Trao đổi với phóng viên, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phải thốt lên rằng “chưa từng nghe câu chuyện nào khủng khiếp như vậy”. 

“ Không thể tin rằng ở thế kỷ 21 này, tại một nước cả xã hội hết sức quan tâm tới giáo dục; Đảng và Nhà nước cũng  tuyên bố Giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành 20% vốn ngân sách đầu tư  mà lại để xảy ra tình trạng như thế, thì thật không thể chấp nhận. Làm sao có thể để học sinh và giáo viên phải chịu những nguy hiểm như thế được?”, ông Thuyết nói. 

H.Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news