Tin mới

Vụ Đinh La Thăng: Nước mắt rơi trong phiên xử cuối tuần

Thứ hai, 15/01/2018, 13:49 (GMT+7)

Được phép tự bào chữa, nhiều bị cáo trong vụ Đinh La Thăng đã không cầm được nước mắt.

Được phép tự bào chữa, nhiều bị cáo trong vụ Đinh La Thăng đã không cầm được nước mắt. 

Vietnamnet cho hay sau 7 ngày xét xử, cuối buổi chiều ngày 13/1 và sáng 14/1, HĐXX vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản liên quan đến dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho phép các bị cáo được tự bào chữa.

Ông Đin La Thăng trong phiên xét xử. Ảnh: Tiền Phong

Mặc dù có 40 luật sư bào chữa cho 22 bị cáo nhưng nhiều bị cáo vẫn trình bày khá dài phần tự bào chữa cho mình. 

Trong đó, người đầu tiên cố ngăn dòng nước mắt khi tự bào chữa cho ông Đinh La Thăng. 

Ngồi phía sau nghe bị cáo Đinh La Thăng nói nhiều lời hối hận, Trịnh Xuân Thanh cúi mặt, liên tục lau nước mắt. Anh ta đã nức nở khi là người kế tiếp tự bào chữa.Trong phần tự bào chữa, nhiều cựu lãnh đạo của PVN trong phần tự bào chữa đã dành thời gian để "nói hộ " cho những bị cáo khác. 

Trong đó, bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) trong phần tự bào chữa cho mình đã không thể ngăn được nước mắt.

Bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh (nguyên Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - công ty CP Đà Nẵng) khi tự bào chữa cho mình cũng đã khóc nấc khi nhắc đến việc vợ là bị cáo Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa) cũng bị vướng vòng lao lý.

Bị cáo Quỳnh cho biết rất đau lòng khi ra tòa mới biết tin vợ bị trọng bệnh, đang phải xạ trị. Mỗi lần xạ trị đều phải cách ly. Bị cáo Quỳnh lo lắng cho 2 con nhỏ và bố mẹ già không người chăm sóc.

Theo lời của bị cáo Quỳnh, chuyện xảy ra ngày hôm nay là do nhận thức sai lầm của bị cáo. Bị cáo mong được xem xét đến hoàn cảnh gia đình khó khăn của mình.

Dự kiến hôm nay phiên tòa sẽ chuyển sang phần tranh luận của đại diện VKS.

Trong một diễn biến khác được đăng tải trên Dân Trí, Đại diện VKS khẳng định kết luận 41 của Bộ Chính trị không đề cập đến việc cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ định thầu. Chính phủ cũng không có văn bản đồng ý cho Tổng công ty xây lắp dầu Việt Nam (PVC) làm tổng thầu...

Theo đó, sáng ngày 15/1, trong phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo tiếp tục với phần đối đáp của đại diện VKSND TP Hà Nội. Theo đó, đại diện VKS bác gần như toàn bộ quan điểm của luật sư bào chữa cũng như của các bị cáo liên quan đến hai tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Đại diện VKS nêu vấn đề PVN chỉ định Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu có đúng căn cứ hay không! Vị đại diện này dẫn lời khai của bị cáo Đinh La Thăng cho rằng việc chỉ định thầu xuất phát từ kết luận 41 của Bộ Chính trị về chủ trương xây dựng tập đoàn PVN, rằng thực hiện chủ trương người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam...

Tuy nhiên, VKS cho rằng, kết luận 41 không đề cập gì cụ thể cho PVN chỉ định PVC làm tổng thầu, và không đề cập việc chỉ định thầu.

Chính phủ có công văn trả lời PVN (do ông Thăng ký đề xuất cho PVC làm tổng thầu) thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Thủ tướng chỉ đạo PVN lựa chọn nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực.

“Như vậy, có cơ sở khẳng định Chính phủ không có văn bản nào đồng ý cho PVN chọn PVC làm tổng thầu. Qua đó, có thể đặt ra câu hỏi rằng, vậy PVN có thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng hay không” – đại diện VKS đặt vấn đề.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news