Tin mới

Vũ "nhôm" có quyền im lặng chờ luật sư!

Thứ sáu, 05/01/2018, 16:20 (GMT+7)

Do Bộ luật Tố tụng hình sự mới đã có hiệu lực từ 1/1/2018 nên việc điều tra truy tố, xét xử ông Vũ hoàn toàn theo luật mới, ông Vũ có quyền khai báo hoặc giữ im lặng cho đến khi có luật sư của ông hoặc gia đình thuê có mặt tham gia hỏi cung mà không bị cho rằng thiếu thành khẩn. Do Bộ luật Tố tụng hình sự mới đã có hiệu lực từ 1/1/2018 nên việc điều tra truy tố, xét xử ông Vũ hoàn toàn theo luật mới, ông Vũ có quyền khai báo hoặc giữ im lặng cho đến khi có luật sư của ông hoặc gia đình thuê có mặt tham gia hỏi cung mà không bị cho rằng thiếu thành khẩn.

Do Bộ luật Tố tụng hình sự mới đã có hiệu lực từ 1/1/2018 nên việc điều tra truy tố, xét xử ông Vũ hoàn toàn theo luật mới, ông Vũ có quyền khai báo hoặc giữ im lặng cho đến khi có luật sư của ông hoặc gia đình thuê có mặt tham gia hỏi cung mà không bị cho rằng thiếu thành khẩn. 

Người lao động cho hay liên quan đến việc  ông Phan Văn Anh Vũ - Vũ "nhôm" (SN 1975, Đà Nẵng) bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố tội "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước" qui định tại điều 263 BLHS 1999 (sửa đổi 2009) có mức hình phạt ở khung cấu thành cơ bản cao nhất là 7 năm, tình tiết tăng nặng khoản 2 cao nhất là 10 năm, khung hình phạt cao nhất là 15 năm đối với tình tiết tăng nặng là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Vũ "nhôm" - mafia của Đà Nẵng. Ảnh: Người lao động

Tội này đã được sửa đổi theo hướng ít nghiêm khắc hơn và chi tiết hơn về tình tiết tăng nặng theo điều 337 BLHS năm 2015. Theo đó, khung hình phạt cơ bản là từ 2 đến 7 năm.

Khung tăng nặng khoản 2 là từ 5 đến 10 năm nhưng phải thỏa mãn các tình tiết sau: i) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; ii)Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; iii)Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
Khung tăng nặng khoản 2 là từ 10 đến 15 năm nhưng phải thỏa mãn có một trong các tình tiết sau:i) Có tổ chức; ii) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; iii) Phạm tội 2 lần trở lên.

Như vậy, mặc dù mức hình phạt không thay đổi nhưng điều 337 BLHS 2015 qui định theo hướng chặt chẽ hơn về các tình tiết tăng nặng. Vì vậy, sẽ có lợi hơn cho ông Vũ khi áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can bị cáo khi áp dụng điều 7 BLHS về hiệu lực hồi tố của BLHS 2015.

Do đó, khi xem xét áp dụng khung hình phạt nào cho ông Vũ, tòa án phải viện dẫn các quy định của pháp luật về tài liệu nào là "mật", "tối mật" và "tuyệt mật".
Vì vậy, mặc dù bị khởi tố về hành vi làm lộ bí mật nhà nước theo điều 263 BLHS 1999 nhưng khi xét xử, Tòa án sẽ áp dụng điều 337 BLHS 2015 đối với ông Vũ, có lợi cho ông Vũ do luật mới yêu cầu các tình tiết định khung hình phạt rõ ràng và cụ thể hơn.

Về thẩm quyền truy tố, do Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An khởi tố nên VKSND Tối cao sẽ ra cáo trạng truy tố và ủy quyền cho 1 Tòa an cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử.

Về thẩm quyền tòa án, theo quy định của BLTTHS thì hành vi phạm tội xảy ra ở đâu, Tòa án cấp tỉnh ở đó sẽ có thẩm quyền. Hiện chưa có kết quả điều tra nên không thể xác định hành vi làm lộ bí mật của ông Vũ xảy ra ở đâu nên chưa thể xác định Tòa án TP Đà Nẵng hay Tòa án cấp tỉnh nào sẽ có thẩm quyền.

Hiện, Bộ luật Tố tụng hình sự mới đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nên việc điều tra, truy tố, xét xử ông Vũ hoàn toàn theo luật mới, ông Vũ có quyền khai báo hoặc giữ im lặng cho đến khi có luật sư của ông hoặc gia đình thuê có mặt tham gia hỏi cung mà không bị cho rằng thiếu thành khẩn.

Trong một diễn biến khác trên Dân Trí nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao, TS. Dương Thanh Biểu cho hay việc bắt được bị can Phan Văn Anh Vũ sẽ giúp Cơ quan điều tra Bộ Công an giải đáp toàn bộ những bí ẩn, thắc mắc bấy lâu của dư luận xung quanh nhân vật này và tại sao chỉ trong thời gian ngắn lại có thể thâu tóm rất nhiều nhà, đất công sản ở vị trí đắc địa như vậy tại Đà Nẵng?.
Bên cạnh đó, TS Dương Thanh Biểu phản ánh, hiện nay dư luận xã hội cũng đang bàn tán xôn xao về nhân thân của Phan Văn Anh Vũ.

"Nhiều người gọi điện cho tôi hỏi về chuyện này, nhưng thực hư ra sao thì đến nay chưa ai giải đáp. Chính vì thế, tôi cho rằng việc bắt được bị can Vũ sẽ là điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng làm rõ những vấn đề nêu trên và sẽ có giải thích rõ với công luận"- ông Biểu cho hay. 

Chung quan điểm, luật sư Phạm Văn Phất (Đoàn luật sư TP Hà Nội) phân tích, trước mắt cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của ông Vũ Nhôm theo tội danh “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đã khởi tố trước đó.

Trong quá trình điều tra phát hiện thêm hành vi vi phạm pháp luật khác thì cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý theo quy định. Ngay từ thời điểm này, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, ông Phan Văn Anh Vũ có thể mời luật sư để bào chữa và hỗ trợ cho mình trong quá trình bị điều tra.

Đồng thời với đó, cơ quan điều tra sẽ làm rõ tại sao bị can Phan Văn Anh Vũ lại có tới 3 hộ chiếu như phía Singapore đề cập. Nếu đó là giấy tờ giả thì ai giúp làm giả giấy tờ này để xuất cảnh đi Singapore trái phép?

Luật sư Phất cho rằng, trong trường hợp như vậy, bị can Vũ Nhôm có thể bị xem xét, xử lý theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) về sử dụng con dấu hoặc tài liệu, giấy tờ giả của cơ quan tổ chức.

"Có thể thấy rằng những hành vi có dấu hiệu vi phạm hình sự của ông Phan Văn Anh Vũ mà công chúng biết tới không phải là làm lộ bí mật nhà nước. Dư luận kỳ vọng việc khởi tố tội danh này chỉ là bước đầu để điều tra những dấu hiệu tội phạm tiếp theo"- luật sư Phất nói. 

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news