Tin mới

Vụ PVN mất 800 tỷ: Ông Đinh La Thăng xin nhận trách nhiệm thay cho cấp dưới

Thứ ba, 20/03/2018, 20:07 (GMT+7)

Mặc dù luôn khẳng định chủ trương, quy trình góp vốn vào OceanBank không sai nhưng bị cáo Đinh La Thăng ẵn sàng nhận trách nhiệm thay cho tất cả các bị cáo khác.

Mặc dù luôn khẳng định chủ trương, quy trình góp vốn vào OceanBank không sai nhưng bị cáo Đinh La Thăng ẵn sàng nhận trách nhiệm thay cho tất cả các bị cáo khác.

Dẫn nguồn tin từ Trí thức trẻ, VOV, chiều 20/3, ngày thứ 2 phiên sơ thẩm xử ông cùng 6 đồng phạm trong vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ khi đầu tư vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) tiếp tục với phần các luật sư xét hỏi.

Mở đầu, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho ông Đinh La Thăng) đã đề nghị HĐXX được hỏi thân chủ của mình.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Ông Đinh La Thăng khẳng định các cơ quan Nhà nước biết việc góp vốn của PVN vào Oceanbank trong lần 1, lần 2 là đúng pháp luật. Trong lần 3, mặc dù bị cáo không biết Nghị quyết như thế nào nhưng chắc chắn là không phù hợp với quy định pháp luật.

Tuy nhiên, ở lần góp vốn thứ 3 (vi phạm điều 55 Luật các tổ chức tín dụng) thì ông Thăng nói hoàn toàn không biết việc đầu tư góp vốn này bởi ông ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Thắng.

"Mặc dù bị cáo không biết, không biểu quyết, bị cáo tôn trọng ý kiến của anh Thắng và cũng không nghe anh Thắng báo cáo. Về việc hôm qua hai nhân chứng khẳng định có chuyển báo cáo cho bị cáo biết thì bị cáo khẳng định không biết, vì nếu biết thì bị cáo đã cho dừng việc góp vốn lại rồi. Không đầu tư góp vốn lần thứ 3 nữa".

Tuy nhiên, ông Thăng cũng nói dù không biết nhưng bị cáo xin nhận trách nhiệm người đứng đầu thay cho tất cả các anh Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Xuân Sơn, Phan Đình Đức…

Ông Đinh La Thăng xin nhận trách nhiệm thay cho cấp dưới - Ảnh 3.

Ba lần góp vốn của PVN vào Oceanbank. Ảnh Trí thức trẻ

Theo trình bày của ông Thăng, sau khi không được thành lập Ngân hàng Hồng Việt, PVN đứng trước nhiều thách thức, nhiều công việc cần xử lý như bộ máy nhân sự của Hồng Việt, cơ sở vật chất, phần mềm quản lý...

“PVN đứng trước thách thức lớn làm sao tìm được ngân hàng để vừa đầu tư có lãi, vừa tiếp nhận nhân sự, bộ máy của Hồng Việt.” - bị cáo Thăng nói.

Cũng theo tin tức từ Tuổi Trẻ, ói về thời điểm trước khi ký thỏa thuận hợp tác với Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT PVN cho biết, các lãnh đạo của PVN đã làm việc, bàn bạc với nhiều ngân hàng nhưng không đi đến thống nhất. Khi biết Oceanbank chấp nhận những điều kiện PVN đề ra, bị cáo Thăng đã chỉ đạo Ban trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt xem xét các cơ sở góp vốn, mua cổ phần...

Theo ông Thăng, trước khi ký thỏa thuận hợp tác với Hà Văn Thắm, bị cáo có được nghe báo cáo sơ bộ về hoạt động của Oceanbank, trong đó có báo cáo Oceanbank là ngân hàng bán lẻ tốt nhất, xếp loại A.

Sau khi mời Hà Văn Thắm đến trụ sở bàn bạc, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác. Theo lời bị cáo Thăng, trong Thỏa thuận nói rõ, hai bên sẽ phối hợp, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn trình tự, thủ tục mua cổ phần.

“Đó chỉ là thỏa thuận ban đầu làm căn cứ để báo cáo HĐQT... Thỏa thuận không phải là văn bản pháp lý, không phải là căn cứ để mua cổ phần.” - cựu Chủ tịch HĐQT PVN nói và khẳng định, tất cả các đợt quyết định đầu tư, góp vốn vào Oceanbank đều được thực hiện sau khi có văn bản của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Trước câu hỏi của luật sư về việc các tổng công ty, tập đoàn nhà nước khi đó đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ không, ông Thăng khẳng định: "Cả bị cáo và tập đoàn phải tuân thủ các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Chính phủ. Bởi nếu có vấn đề gì thì đã có các cơ quan nhà nước có ý kiến. Các cơ quan nhà nước không ai có ý kiến gì".

Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm được yêu cầu lên đối chất lời khai. Trước tòa, Hà Văn Thắm khẳng định, PVN yêu cầu nếu PVN góp vốn thì Oceanbank phải tiếp nhận toàn bộ nhân sự, cơ sở vật chất đã chuẩn bị để thành lập ngân hàng Hồng Việt; đồng thời phải bán cổ phần giá thấp cho PVN.

Theo ông Thăng, nếu HĐQT không có văn bản đề xuất, không ký vào văn bản đồng thuận của các thành viên HĐTV về việc đầu tư vào Oceanbank, thì không có căn cứ để trình Thủ tướng.

Nguyên Chủ tịch HĐTV PVN cũng cho hay, theo quy định, để xem xét đầu tư vào một doanh nghiệp thì phải xem xét đơn vị đó làm ăn hiệu quả. Thực tế, Oceanbank có lãi từ năm 2007  đến 2009.  Do quy mô còn nhỏ  nên ngân hàng cần thêm vốn để mở rộng và phát triển.

Bị cáo Thăng cho rằng bản thân nắm rõ về hoạt động của Oceanbank. Ông tự tin rằng đầu tư vào đây sẽ có kết quả, hiệu quả. Thực tế đã chứng minh bằng việc NH sau đó trả cổ tức đều đặn – bị cáo trình bày

Về việc NHNN mua Oceanbank giá 0 đồng vào năm 2015, ông Thăng cho rằng việc này không liên quan gì đến việc Tập đoàn dầu khí góp vốn năm 2008.

Đây là việc xảy ra nhiều năm sau khi PVN đầu tư vào Oceanbank. Không có quan hệ biện chứng nào giữa việc PVN đầu tư vào Oceanbank với việc Oceanbank bị mua 0 đồng. 

Ông Thăng cho rằng cáo buộc của VKS về việc Oceanbank bị mua 0 đồng do các bị cáo gây thất thoát là oan ức cho bản thân mình cũng như các bị cáo khác ngồi tại đây.

Hà Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news