Tin mới

Vụ sách đưa tình huống "hành động nhạy cảm": Nhà xuất bản nói gì?

Thứ năm, 10/09/2015, 11:31 (GMT+7)

Liên quan đến vụ sách của NXB Đại học Sư phạm ấn hành có tình huống “sờ tay vào chỗ kín” khiến dư luận xôn xao. Phía nhà NXB Đại học Sư phạm đã có phản hồi về thông tin trên.

Liên quan đến vụ sách của NXB Đại học Sư phạm ấn hành có tình huống “sờ tay vào chỗ kín” khiến dư luận xôn xao. Phía nhà NXB Đại học Sư phạm đã có phản hồi về thông tin trên.

 
Tình huống "sờ tay vào chỗ kín" chỉ là 1 trong 5 thình huống với nội dung là: An toàn hay không an toàn. Ảnh: Dân trí

Trước đó, ngày 8/9, Dân trí đã đưa tin về việc cuốn sách “Bài tập thực hành kĩ năng sống 4” của NXB Đại học Sư phạm đã đưa ra tình huống "sờ vào vùng kín" khiến dư luận xôn xao.

Tình huống cụ thể như sau: “Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người."

Tình huống trên đã nhận được nhiều luồng ý kiến từ độc giả. Đặc biệt là các bậc phụ huynh đang có con trong tuổi đến trường. Nhiều ý kiến cho rằng tình huống đó không phù hợp với độ tuổi của các em vốn rất nhạy cảm và hay học theo.

Trên Dân trí, ông Nguyễn Bá Cường (Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) xác thực nội dung trên đúng là nằm trong cuốn sách bài tập kỹ năng tự bảo vệ mình do NXB Đại học Sư phạm ấn hành.

Ông Cường cho biết thêm: “Bài tập nêu ra tình huống an toàn và không an toàn, đây là bài tập để các em tự nhận biết. Sau đoạn trích còn có các tình huống khác và các câu hỏi, nếu thông tin được đăng tải trên mạng xã hội từ trước đó mà không có câu hỏi trên sẽ khiến nhiều người lầm tưởng. Đây chỉ là câu hỏi giúp trẻ em trước những tình huống có thể bị bắt cóc hoặc xâm hại tình dục...”

Cũng trên Dân trí, đại diện NXB Đại học Sư phạm cho biết, tình huống trên chỉ là 1 trong 5 tình huống của Bài tập 2 trong cuốn sách “Bài tập thực hành kĩ năng sống 4”, thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình với nội dung của bài tập là “Tình huống an toàn và không an toàn”.

Trong bài tập trên đã nếu rất rõ câu hỏi: Tình huống nào là không an toàn? Các bạn trong những tình huống đó có thể gặp nguy cơ gì? Khi gặp tình huống không an toàn như vậy, các bạn đó cần phải làm gì?

Nếu bạn đọc chỉ đọc đơn thuần tình huống trên mà không đọc yêu cầu của câu hỏi thì sẽ gây hiểm nhầm. Thực chất, việc đưa ra tình huống như vậy nhằm trang bị cho các em học sinh những tình huống cụ thể thông qua việc phân biệt nguy hiểm hay không nguy hiểm để các em biết cách ứng xử khi gặp tình huống như vậy trong cuộc sống.

Lê Vy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news