Tin mới

Vụ "tiến sỹ lái gỗ”: Nhận lời giúp đỡ vì thấy đủ điều kiện?

Thứ tư, 20/08/2014, 14:56 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) – Liên quan đến nghi vấn “ra giá” 200 triệu để lấy bằng tiến sĩ  y khoa, Phó Giáo sư, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng Trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên) thừa nhận đã đồng ý chạy hội đồng cho anh lái gỗ vì cho rằng anh này đủ điều kiện, mặt mày sáng láng, ăn nói hoạt bát nên có thể đào tạo được.>>Đình chỉ công tác PGS vụ mua bằng Tiến sĩ Y khoa 200 triệu>>Bằng tiến sỹ giả có thể mua với giá 15 triệu đồng

 

 

(Tinmoi.vn) – Liên quan đến nghi vấn “ra giá” 200 triệu để lấy bằng tiến sĩ  y khoa, Phó Giáo sư, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng Trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên) thừa nhận đã đồng ý chạy hội đồng cho anh lái gỗ vì cho rằng anh này đủ điều kiện, mặt mày sáng láng, ăn nói hoạt bát nên có thể đào tạo được.

Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao bàn tán việc một vị Phó Giáo sư trường Đại học Y dược “làm giá” cho tấm bằng tiến sỹ y khoa. Cụ thể, một phóng viên đóng vai là trùm buôn gỗ từng theo học ngành y, với một trình độ “gần như không biết gì” khi mà “đi học thì thuê, đi thi thì chạy”, bằng cao học cũng mua nốt và chưa từng có bài báo hay công trình khoa học nào, cũng chưa một lần cầm tai nghe, chưa từng chích xilanh….nhưng qua một cuộc trao đổi sặc mùi mua bán với Phó Giáo sư của trường Đại học Y dược (Đại học Thái Nguyên) Đàm Khải Hoàn thì thầy đã nhận lời giúp anh lấy bằng tiến sỹ danh giá với khoản thù lao 200 triệu đồng.

PGS Đàm Khải Hoàn bên các sinh viên

Trả lời phóng viên Tiền phong về vấn đề này, Phó Giáo sư Đàm Khải Hoàn cho biết, thực ra, trong ngành y, loại hình đào tạo y tế công cộng có thể bắt đầu từ cử nhân y tế công cộng học 4 năm, thậm chí, không phải học về y mà học Ngoại ngữ, học Toán, học Văn…vẫn có thể được học cao học y tế công cộng, ở Mỹ cũng đào tạo như thế. Sau khi học y tế công cộng xong thì đủ điều kiện xét tuyển có thể học NCS y tế công cộng. Xét hồ sơ theo tiêu chuẩn, đủ bài báo, đủ ngoại ngữ sẽ xét, còn những thứ không hệ trọng thì có thể bỏ qua và …còn dạy tiếp.

“Anh ấy nói mình đi buôn gỗ nhưng muốn học tử tế cho rạng rỡ dòng họ. Anh ấy cũng nói đã học cử nhân y tế công cộng 4 năm tại ĐH Y Hà Nội và 2 năm thạc sĩ y tế công cộng. Xét cho cùng, các quy định anh ấy đều đáp ứng và tôi nghĩ anh ấy muốn cầu thị, học để mở mặt với dòng họ thì tìm cách giúp đỡ anh ấy” – Phó Giáo sư Hoàn giải thích.

Trả lời về việc hứa “chạy” Hội đồng khoa học cho anh lái gỗ, Phó Giáo sư cho biết, muốn đủ đầu vào nghiên cứu sinh thì phải có 2 bài báo khoa học. “Tôi có bàn với anh ấy lên Thái Nguyên làm và sẽ tổ chức để anh ấy tham gia điều tra cộng đồng, lấy số liệu, có thể phải nhờ anh em hỗ trợ thêm để lấy thông tin, sau đó viết bài báo để có đủ điều kiện vào học.

Do anh ấy nói phải đi Lào buôn gỗ nên tôi bảo: Chỉ làm bài báo để nộp đủ thủ tục thì không có gì ghê gớm, có thể để anh em tổ chức điều tra giúp. Và nhân tiện chuyện đó thì anh ấy có nói về tiền bạc, về việc cho tôi cái này, cái kia…

Phó Giáo sư thừa nhận chỉ muốn làm sao cho khoa có học viên. Nếu có thêm trò thì ông được dạy và được nhà trường trả thù lao, chứ không phải cầu mong được cho tiền hay mua bán. “Cái sai của tôi là tôi không nhận, không đòi, nhưng cũng không phản đối; những thứ không làm được nhưng vẫn nhận, không suy nghĩ kỹ mà nói một cách chủ quan trong khi còn cả một hệ thống” – Phó Giáo sư Hoàn cho biết.

Vũ Đậu (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news