Tin mới

Vượt 2.000 km đưa bệnh nhân từ Trường Sa về đất liền cấp cứu

Chủ nhật, 21/08/2016, 20:20 (GMT+7)

15h30 ngày 21/8, máy bay trực thăng MI-17E của Trung đoàn không quân 917, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân, đã đưa bệnh nhân là Đại úy Trần Văn Đinh, gặp nạn tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào đất liền cấp cứu.

15h30 ngày 21/8, máy bay trực thăng MI-17E của Trung đoàn không quân 917, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân, đã đưa bệnh nhân là Đại úy Trần Văn Đinh, gặp nạn tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào đất liền cấp cứu.

Báo Tuổi trẻ đưa tin, Đại úy Trần Văn Đinh bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ vào khoảng 15h30 chiều 20/8, khiến ngưng tim, phổi.

Được bộ phận Quân y tại đảo cấp cứu, sau hơn 1 giờ, tim Đại úy Đinh đã đập trở lại nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê.

Trực thăng chở bệnh nhân đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 15h30 ngày 21/8. Ảnh: Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Ngay lập tức, Bộ Quốc phòng đã triển khai kế hoạch cấp cứu bệnh nhân về Quân chủng Phòng không Không quân và Sư đoàn 370 nhận lệnh.

"Lúc 0h25 ngày 21/8, đơn vị nhận được tin báo, anh em triển khai làm công tác chuẩn bị sẵn sàng bay ngay trong đêm để trời sáng là lên đường ngay. 6g35, trực thăng cất cánh từ sân bay Biên Hòa ra đảo Song Tử Tây", Đại tá Phạm Trường Sơn, phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 370 cho biết.

Theo báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh,  kíp bay gồm tám người bao gồm tổ bay và các y, bác sĩ tại BV Quân y 175 đã xuất phát từ sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) vào khoảng 6h sáng 21/8 để bay ra đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; đến khoảng 10h trưa cùng ngày thì đền nơi, đưa Đại úy Trần Văn Đinh vào đất liền; máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 15h30 cùng ngày.

Đại tá Trần Văn Đinh được đưa từ trực thăng xuống xe cứu thương. Ảnh: Tuổi trẻ

Đại tá Phạm Trường Sơn chia sẻ, đường bay hoàn toàn bị hoàn lưu bão số 3 bao trùm nhưng anh em tổ bay đã cố gắng vượt qua khó khăn để đưa bằng được đại úy Trần Văn Đinh về đất liền cứu chữa.

"Theo quy định, mỗi lần bay, trực thăng chỉ bay trực 7 giờ. Nhưng lần này, vì nhiệm vụ đặc biệt, anh em đã bay hơn 8 giờ liền. Cả bay đi và bay về, trực thăng đã bay quãng đường hơn 2.000 cây số trên biển, ở độ cao 1.500m trở xuống nên rất vất vả. Đặc biệt, lần này anh em độc lập tác chiến, không có máy báy chuyển tiếp như mọi lần nên khó khăn hơn rất nhiều", đại tá Sơn cho biết thêm.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news