Tin mới

Chuyên gia Trung Quốc: Lũ lụt nghiêm trọng càng khiến đập Tam Hiệp mạnh hơn

Thứ năm, 23/07/2020, 17:15 (GMT+7)

Theo chuyên gia kỹ sư thủy lợi hàng đầu Trung Quốc lũ lụt ở nam Trung Quốc đang và sẽ được kiểm soát vì đập Tam Hiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc giữ và ngăn nước lũ.

Những câu chuyện tưởng tượng rằng con đập sắp sập vẫn nổi lên hàng năm. Theo các chuyên gia, ngay cả khi đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng và mưa lớn như năm nay, đập Tam Hiệp vẫn sẽ đứng vững, thậm chí mạnh hơn chứ không bị biến dạng hay sụp đổ.

Wang Hao, một học giả đến từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, giám đốc danh dự của Bộ Thủy lợi thuộc Viện nghiên cứu Thủy điện và Thủy lợi Trung Quốc (IWHR) nói với Hoàn cầu thời báo rằng Trung Quốc đã đặt 5 tuyến phòng thủ khi nói đến phòng chống lũ lụt, đó là chặn dòng chính, kiểm soát các nhánh sông, bảo vệ bằng kè, các lưu vực lũ ở vùng trũng thấp và quản lý phát triển đô thị dọc các con sông.

Đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Hoàn cầu thời báo

Nằm ngay ở nhánh chính của sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên và trung tâm, giảm đáng kể việc xả lũ vào giữa và hạ lưu lưu vực sông Dương Tử. Theo ông Wang, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nếu không có đập Tam Hiệp.

Ngày 21/7, con đập đã chặn được 10,7 tỷ m3 nước lũ với tỷ lệ chặn lũ lên đến 46,7%, theo Tập đoàn Tam Hiệp (CTG), nhà điều hành dự án. Ông Wang nói rằng nước lũ mạnh sẽ không thể làm vỡ đập Tam Hiệp, nơi có 23 lỗ tràn sâu và 22 lỗ tràn bề mặt để giải phóng nước lũ một cách hiệu quả và do đó, giúp đập đứng vững.

>> Xem thêm: Đập Tam Hiệp ồ ạt xả lũ, thêm 14 người thiệt mạng vì lũ lụt

"Trận lụt lớn nhất được ghi nhận tại Trung Quốc trong 2.500 năm qua là vào năm 1870, với lưu lượng nước cực đại 105.000 m3/giây. Đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu được nhiều hơn, thậm chí lưu lượng cực đại là 124.300 m3/giây", Wang nói. Chuyên gia này cũng cho biết hồ chứa đập Tam Hiệp vẫn đang để 21,1 tỷ m3 ở chế độ chờ và những rủi ro trong lưu vực sông Dương Tử vẫn đang được kiểm soát.

Các chuyên gia cho rằng lũ lụt tại miền nam Trung Quốc năm nay là do sự kết hợp của vành đai tây, cận nhiệt đới Thái Bình Dương, tuyết cao nguyên và khí hậu toàn cầu dị thường. Ông Wang kêu gọi tăng cường dự báo mưa và thủy văn trong lưu vực sông Dương Tử, phối hợp hoạt động nhiều hơn giữa các hồ chứa trong toàn lưu vực.

Theo vị học giả này, 101 hồ chứa dọc sông Dương Tử, bao gồm hồ chứa của đập Tam Hiệp, đang tham gia vào một chiến dịch chung để kiềm chế lũ. Ông cho biết có 1.400 trạm báo lũ trong khu vực Tam Hiệp, bao phủ 580.000 km2 lưu vực thượng nguồn. Dữ liệu thủy văn và khí tượng có thể được thu thập nhanh chóng. Dự báo có thể đưa ra cho 7 ngày tới và độ chính xác của một dự báo 24 giờ đạt đến 98%.

>> Xem thêm: Hồ chứa Tam Hiệp sẽ đạt kỷ lục dòng chảy vào tối nay, đối diện đợt lũ mới

Đã có những tin đồn thường xuyên nói rằng đập Tam Hiệp bị "biến dạng", hay thậm chí là sắp vỡ. Vào tháng 7/2019, một bức ảnh được đăng lên mạng cho thấy hình ảnh vệ tinh của đập Tam Hiệp "cong queo" gây chú ý. Nó đã được chứng minh là một tin đồn vô căn cứ sau khi Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cung cấp một bức ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy con đập không bị biến dạng.

Trong lịch sử kéo dài nhiều thập kỷ của con đập, từ cuộc tranh luận ban đầu là có nên xây đập, cách xây và vận hành, quản lý cho đến tận hôm nay, những nghiên cứu khoa học, giám sát dữ liệu đã được tiến hành rất nhiều. Những nỗ lực này chứng minh trạng thái của đập Tam Hiệp tốt hơn mong đợi và vượt quá tiêu chuẩn thiết kế, Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc nói.

Chuyên gia Trung Quốc nói rằng tình hình lũ lụt ở Trung Quốc sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu không có đập Tam Hiệp. Ảnh: AP

Truyền thông phương Tây đã nghi ngờ về tuyên bố của ông Wang khi nói con đập mạnh mẽ hơn khi chiến đấu với lũ lụt. Ông nói những phán đoán của mình là có căn cứ. "Đập tam Hiệp là một đập trọng lực bê tông, nó có mức độ ổ định và vững chắc tốt nhất. CÁc vật liệu bê tông được sử udngj làm đập khác với bê tông bình thường vì nó có độ bền và khả năng chống nứt cao hơn. Tro bay đặc biệt và các vật liệu khác vẫn trải qua phản ứng hydrat hóa, liên tục tăng cường sức mạnh cốt lõi. Nó sẽ đạt đến sức bền cực đại trong 100 năm và sau đó dần già cỗi".

Ông nói rằng sức chịu nén của bê tông ( tính bằng megapixel hoặc MPa) của đập Tam Hiệp đã lưu trữ nước trong 17 năm đã cải thiện từ thiết kế ban đầu là 25 MPa lên 43 MPa. Tương tự, sức chịu nén của đập Hoover ở Mỹ đã tăng cường từ 25 MPa lên 50 MPa sau nhiều thập kỷ hoạt động.

Chuyên gia này hy vọng ý kiến của ông sẽ giúp công chúng bớt quan ngại về đập Tam Hiệp. Cũng trong ngày hôm qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin các tuyến du lịch trên sông Dương Tử, đi qua đập Tam Hiệp sẽ hoạt động trở lại vào giữa tháng 8 sau khi bị đình chỉ do đại dịch Covid-19.

>> Xem thêm: Rộ tin đập Tam Hiệp có thể bị khai tử

Một số nhà quan sát tin rằng thay vì tập trung vào đập Tam Hiệp thì cần chú ý nghiều hơn đến những nguy cơ vỡ đập nhỏ dọc các nhánh sông. Theo một kỹ sư thủy lợi, 80% trong số 98.000 con đập tại Trung Quốc được xây tước năm 1958. Bờ kè của chúng có tiêu chuẩn thấp, khả năng kiểm soát lũ tương đối yếu, đòi hỏi phải sàng lọc rủi ro và gia cố kỹ thuật. Trong số 42 khu vực lưu trữ lũ ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử, 9 bờ kè vẫn chưa được gia cố và những phần của con đê vẫn chưa hoàn thành.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news