Tin mới

Vắc xin Covid-19 có thể không hiệu quả với người béo phì

Thứ sáu, 07/08/2020, 11:34 (GMT+7)

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ chính gây lây nhiễm Covid-19, nhưng một số chuyên gia còn sợ rằng nó ảnh hưởng tới cả hiệu quả của vắc xin ngừa virus nếu có.

Một số chuyên gia y tế lo ngại rằng một khi vắc xin Covid-19 ra đời, nó sẽ không thể bảo vệ được người béo phì. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng việc tiêm phòng cúm và viêm gan B kém hiệu quả hơn đối với người bị béo phì, khiến họ dễ bị bệnh và gặp các biến chứng nặng như suy nội tạng và tử vong.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vắc xin Covid-19 có thể dẫn đến những trường hợp tương tự, bỏ lại một trong những nhóm có nguy cơ cao nhất trong đại dịch. Covid-19 hiện đã khiến hơn 4,8 triệu người nhiễm và hơn 158.000 người Mỹ tử vong.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy vắc xin cúm và viêm gan B ít hiệu quả với người béo phì hơn so với người bình thường. Ảnh: Getty

Tiến sĩ Chad Petit, trợ lý giáo sư tại khoa sinh hóa và di truyền phân tử tại ĐH Alabama, Birmingham nói với DailyMail: "Vấn đề không phải là không hoạt động mà là không hiệu quả. Hay nói cách khác, vắc xin có thể hoạt động nhưng không hiệu quả".

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, 42,4% người trưởng thành Mỹ bị béo phì, con số này ở trẻ em là 18,5%. Béo phì được biết là một yếu tố nguy cơ cho một số căn bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, đột quỵ, đau tim, thậm chí là một số loại ung thư. Các chuyên gia cảnh báo rằng tỷ lệ người lớn béo phì sẽ tăng lên ở những thế hệ sau. Điều này có nghĩa là những người Mỹ thừa cân có thể mất nhiều thời gian hơn để trở lại làm việc hoặc bắt đầu cuộc sống hàng ngày nếu họ bị suy yếu hệ miễn dịch.

>> Xem thêm: Phát hiện mới về người nhiễm Covid-19 không triệu chứng

Ở những người có trọng lượng hợp lý, hệ thống miễn dịch có thể gây viêm khi kêu gọi tế bào chống lại virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác, nhưng nó cũng có thể dập tắt chứng viêm. Tuy nhiên, chứng béo phì làm tăng phản ứng miễn dịch, dẫn đến viêm quá mức, khiến cơ thể suy yếu khả năng chống lại kẻ xâm lược. Trước đây, người ta đã thấy những phản ứng miễn dịch kém trên người béo phì sau khi họ được tiêm vắc xin.

Một nghiên cứu vào tháng 5/2017 cho thấy phản ứng kháng thể đối với vắc xin viêm gan B giảm đáng kể trên người béo phì so với người không bị bệnh. Nghiên cứu thứ hai cùng năm đó cho thấy người béo phì được tiêm vắc xin cúm ít có nguy cơ mắc cúm hơn người không béo phì.

"Dù không chắc chắn nhưng điều này có thể là do phản ứng của tế bào T với vắc xin bị suy yếu. Tế bào C đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch thích ứng và cần thiết để chống lại bệnh cúm", ông Petit nói.

Một giả thuyết khác là tình trạng viêm mãn tính liên quan đến béo phì đã dẫn đến giảm sản xuất đại thực bào, một loại tế bào chuyên biệt để tiêu diệt sinh vật có hại.

Một kỹ thuật viên cầm liều vắc xin Covid-19 ở Thái Lan. Ảnh: Getty

Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt ở Nashville cho biết đối với người béo phì, kích thước kim tiêm rất quan trọng. Tiêm chủng bằng kim 1 inch tiêu chuẩn cho người béo phì có thể mang đến hiệu quả yếu hơn so với kim tiêm dài hơn. "Các bác sĩ phải thực sự lưu ý về kim dài, nếu bạn tiêm bắp, nó có thể thực sự chạm đến cơ", ông nói với DailyMail.

Nhưng, dù có những giả thuyết và lo sợ thì việc tiêm phòng vẫn tốt hơn và an toàn hơn cho người béo phì. "Chúng tôi muốn khuyến khích mọi người đi tiêm cúm. Mùa đông này, cả Covid và cúm đều hoạt động mạnh. Thuốc chủng ngừa cúm không hoàn hảo nhưng chúng ta biết nó có thể ngăn nhiễm bệnh và dù không thì bạn cũng sẽ bị nhẹ hơn".

>> Xem thêm: Bệnh nhân Covid-19 lây nhiễm cho gần 100 người sau khi đi lễ nhà thờ

Ông Petit đồng ý rằng ngay cả khi vắc xin không hoạt động rất tốt thì có vẫn hơn không. "Người béo phì nhận được vắc xin cúm trong nghiên cứu đó vẫn sẽ được bảo vệ, chỉ là không tốt như những người không béo thôi. Hay nói cách khác, bảo vệ ít hơn thì vẫn tốt hơn là không được bảo vệ".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Covid-19